Khuyến Khích Những Vùng Khó Khăn Chuyển Đổi Từ Lúa Sang Cây Trồng Khác

Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, địa phương khuyến khích nông dân chuyển đổi cây trồng trên những chân ruộng canh tác gặp nhiều khó khăn nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất. Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, Tiền Giang chỉ gieo sạ 78.500 ha, giảm khoảng 2.000 ha so với vụ đông xuân năm trước. Diện tích giảm trên được chuyển đổi sang trồng màu tết, lập vườn trồng cây ăn quả đặc sản hoặc cây trồng phù hợp khác.
Đúc kết kinh nghiệm trong sản xuất và phòng chống thiên tai, Tiền Giang chủ trương không mở rộng diện tích đất trồng lúa độc canh ba vụ năm vừa làm nghèo kiệt đất đai, chi phí sản xuất cao mà chỉ giữ ổn định diện tích đất lúa trên dưới 80.000 ha; đồng thời khuyến khích nông dân đưa cây màu xuống trồng luân vụ trên ruộng theo các mô hình: lúa + màu, lúa + cá, chuyên canh màu,... tiến tới hình thành những vành đai trồng màu quanh những đô thị lớn gắn với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để nâng chất lượng nông sản hàng hóa, giúp nông dân tăng lợi nhuận, giải quyết ổn định đầu ra sản xuất.
Đối với những vùng nằm trong qui hoạch phát triển kinh tế vườn, ngành Nông nghiệp khuyến khích nông dân trồng chuyên canh các loại cây ăn quả đặc sản đang có giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng: sầu riêng, cây có múi, bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc, thanh long,...
Đồng thời, tỉnh đang quán triệt chủ trương giảm diện tích sản xuất đất trồng lúa cho các cấp, các ngành và nông dân, chỉ đạo chặt chẽ lịch thời vụ xuống giống đồng loạt "né rầy", khuyến cáo bà con chọn giống tốt, kiện toàn mạng lưới thủy lợi để chủ động nguồn nước tưới tiêu cũng như áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như "1 phải 5 giảm", IPM,... nhằm tạo tiền đề cho một vụ mùa mới bội thu.
Đáng chú ý, tỉnh tiếp tục triển khai mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" tại các địa bàn trọng điểm; khuyến khích các doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu nông sản hàng hóa cho nông dân. Từ đầu năm đến nay, Tiền Giang đã xuống giống được gần 234.000 ha, trong đó đã thu hoạch trên 199.000 ha, năng suất bình quân 58,5 tạ/ha và sản lượng thu hoạch gần 1.165.000 tấn lúa. Hiện nay, nông dân đang tích cực chăm sóc trên 36.500 ha lúa thu đông không để lũ lụt gây hại.
Related news

Đến xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội dễ dàng nhận thấy những đàn trâu nhởn nhơ ăn cỏ ven đê. Ở Tứ Hiệp, số hộ nuôi trâu không nhiều nhưng lại có nguồn thu tương đối cao, trong đó phải kể đến gia đình ông Nguyễn Văn Báu, thôn Đồng Trì.

Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Lào Cai tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên sức tiêu thụ thủy sản gặp khó khăn, bởi giá bán thấp.

Đồng hành với việc chăn nuôi phát triển là dịch bệnh xuất hiện. Khoảng 1 thập niên qua, dịch bệnh trong chăn nuôi xuất hiện nhiều hơn, lan rộng và nhanh hơn, như cúm gia cầm, heo tai xanh, lở mồm long móng làm ngành chăn nuôi không ít lần lúng túng, người nuôi lao đao vì thiệt hại nặng nề.

Sau 10 năm (2003-2012) tham gia hoạt động ủy thác tín dụng ưu đãi với Ngân hàng CSXH, các cấp Hội Cựu chiến binh Việt Nam (CCBVN) đã góp phần giảm nghèo, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho hội viên.

Vào khoảng giữa tháng Sáu đến nay, tại 2 xã Phúc Sạn và Tân Mai thuộc vùng hồ sông Đà, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã xảy ra hiện tượng cá nuôi trong lồng, bè bị chết hàng loạt.