Khuyến Cáo Tạm Ngưng Thả Tôm Giống Vụ Nuôi Năm 2014

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, trong những năm gần đây, tình hình bệnh trên tôm nuôi ngày càng diễn biến phức tạp. Ngoài bệnh đốm trắng xảy ra phổ biến trên tôm còn có bệnh hoại tử gan tụy cấp tính do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra xuất hiện vào thời điểm nắng nóng đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi.
Để giảm mầm bệnh tồn lưu trong môi trường nuôi cũng như hạn chế các yếu tố bất lợi đối với tôm nuôi trong các tháng cuối năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không thả nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 01/10/2013 đến 31/12/2013 (nhằm ngày 27/8/2013 đến 29/11/2013 âl) đối với nuôi tôm sú. Đối với nuôi tôm thẻ chân trắng, không thả giống từ 15/11/2013 đến 31/12/2013 (13/10/2013 đến 29/11/2013 âl).
Trong thời gian tạm ngưng thả tôm giống đề nghị người nuôi tập trung cải tạo ao, vệ sinh nền đáy, bờ ao, phơi ao để gia tăng độ màu mỡ cho đáy ao nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho vụ nuôi tiếp theo.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm giám sát, phát hiện, khai báo và xử lý kịp thời dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Thú y; không được phép xổ, xả nước và xác tôm nuôi bị bệnh ra môi trường bên ngoài khi chưa thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.
Tùy theo diễn biến tình hình khí tượng thủy văn và kết quả giám sát mầm bệnh và các yếu tố môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục thông báo khuyến cáo mùa vụ nuôi tôm năm 2014 cho các vùng nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho thấy thông thường khi hết mùa mía thì giá đường sẽ tăng lên nhưng năm nay ngược lại, giá đường giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do đường nhập lậu từ Thái Lan tràn sang với số lượng lớn, lên đến 400.000-500.000 tấn/năm. Trong khi nhu cầu sử dụng đường trong nước chỉ dao động khoảng 1,3-1,4 triệu tấn/năm. Tức lượng đường lậu chiếm gần 1/3 lượng đường tiêu thụ trong nước. Con số này đã tác động lớn đến các nhà máy đường và gây bức xúc cho giới chuyên môn.

Với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, TP Cần Thơ không ngừng tranh thủ sự hỗ trợ của Viện Lúa trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập của nông dân.

Vài năm trở lại đây, chương trình cây trồng chủ lực của tỉnh đã hỗ trợ nông dân thâm canh cây cà phê về giống, một phần kinh phí đầu tư để chuyển đổi từ giống cũ năng suất kém sang giống mới năng suất cao, chất lượng tốt. Theo đó, thu nhập của nông dân trồng cà phê trong tỉnh ngày càng cao. Đây cũng là một trong những cây trồng được Đồng Nai khuyến khích phát triển vùng chuyên canh với quy mô sản xuất lớn, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ để có đầu ra bền vững.

Đà Lạt không chỉ được người sành ăn biết đến với rau ôn đới, dâu tây mà còn có những trái hồng nổi tiếng. Hồng Đà Lạt có thể ăn theo nhiều cách, hồng chín đỏ ngọt lịm, hồng giòn ngọt mát, hồng khô dẻo quánh. Những lò sấy hồng Đà Lạt đã cho ra đời những trái hồng sấy có thể để lâu, để du khách mang theo như một món quà đặc biệt.

Bưởi ở xã Bạch Đằng nổi tiếng với thương hiệu bưởi lá cam có vị hơi chua thanh, ngon ngọt đặc trưng chỉ có ở xã Cù lao Bạch Đằng, TX.Tân Uyên. Nhằm góp phần đưa bưởi trong xã đi xa, Tổ hợp tác bưởi Bạch Đằng được thành lập với 12 thành viên. Qua thời gian hoạt động, thu nhập của các thành viên trong tổ lên đến hàng trăm triệu đồng/năm.