Khuyến cáo một số giải pháp cho vụ nuôi cá tra cuối năm
Hơn nữa, giá vật tư đầu vào tăng, thời tiết và môi trường diễn biến bất lợi lại tiếp tục gây tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.
Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang dự báo trong những tháng cuối năm, thị trường xuất khẩu cá tra tiếp tục gặp khó khăn, nên ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ cá tra nguyên liệu.
Hơn nữa, giá vật tư đầu vào tăng, thời tiết và môi trường diễn biến bất lợi lại tiếp tục gây tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.
Nguyên nhân là do hiện lũ đầu nguồn sông Mê Kông bắt đầu lên cao, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao tạo điều kiện cho dịch bệnh trên cá tra phát triển như bệnh: xuất huyết, gan thận mủ, ký sinh trùng...
Tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm và tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi sự tăng giá của đồng USD với đồng tiền khác, đặc biệt là đồng tiền của các nước là thị trường chính xuất khẩu cá tra và một số rào cản kỹ thuật, sự cạnh tranh của cá rô phi, cá minh thái...
Trước tình hình trên, nghề nuôi cá tra phát triển ổn định và có hiệu quả, Chi cục Thủy sản Tiền Giang khuyến cáo nông dân nuôi cá cần quản lý, giám sát chặt chẽ ao nuôi; lựa chọn giống cá tra có nguồn gốc rơ ràng, được kiểm dịch và có chất lượng tốt; khuyến cáo người nuôi cân nhắc thời gian thả giống phù hợp và thả nuôi với mật độ hợp lư (30 - 40 con/m2).
Cần tăng cường gia cố bờ bao đảm bảo vững chắc, tránh rò rỉ sạt lở gây thất thoát trong mùa lũ.
Cải tạo ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật, không sử dụng các loại hóa chất, thuốc trong danh mục cấm sử dụng, sử dụng thuốc kháng sinh/hóa chất đúng liều, đúng thời gian; sử dụng chế phẩm sinh học, vitamin hợp lư trong quá trình nuôi nhằm tăng sức đề kháng cho cá và giữ môi trường bền vững.
Chủ động quan trắc môi trường ao nuôi cá tra và theo dõi các bản tin quan trắc, cảnh bảo môi trường các vùng nuôi thủy sản tập trung của Chi cục Thủy sản phát trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh.
Đặc biệt, cần thực hiện chế độ cho ăn và quản lư phù hợp, tránh lăng phí thức ăn và ô nhiễm môi trường; xác định đúng tỷ lệ sống của cá, định lượng đúng khẩu phần thức ăn hàng ngày, sử dụng thức ăn đúng kích cỡ, có chất lượng tốt, áp dụng phương pháp cho ăn gián đoạn 5 + 1 (cho ăn 5 ngày liên tục và nghỉ 1 ngày) hoặc 7 + 2 (cho ăn 7 ngày liên tục và nghỉ 2 ngày)...
để nâng cao hiệu quả sản xuất (giảm FCR và chất thải gây ô nhiễm môi trường nuôi).
Related news
Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh Lâm Đồng, gần 40.000 lượt gia đình ở địa phương này đã có được nguồn nước sạch, công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn phục vụ sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống...
Lần đầu tiên, giáo sư, chuyên gia Nhật Bản về lĩnh vực câu cá ngừ đại dương đã cùng các kỹ sư và ngư dân Việt Nam tham gia đánh bắt thử nghiệm cá ngư đại dương trên biển bằng ngư cụ hiện đại từ nước Nhật.
Được sự hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện dự án “Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa”.
Góp phần hình thành những vùng chuyên canh, tập trung sản xuất hàng hóa lớn có năng suất cao, chất lượng tốt; thúc đẩy tiêu thụ nông sản thuận lợi, tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân là mục tiêu mà ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang hướng tới khi triển khai Đề án 1.000.
Chiều 8.10, hai căn nhà Đại đoàn kết thuộc dự án “Tín dụng nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường” đã được bàn giao cho hai hộ nông dân Nguyễn Văn Lâm và chị Lê Thị Gái thuộc xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, Long An.