Không Sử Dụng Oxytetracyline 3-4 Tuần Trước Khi Thu Hoạch Tôm
Việc sử dụng kháng sinh ở dạng nguyên liệu cơ bản là dựa theo kinh nghiệm của từng hộ nuôi, chưa nắm rõ công dụng, thời gian ngừng thuốc dẫn đến việc không kiếm soát được dư lượng Oxytetracyline trong tôm thương phẩm
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), một số hộ, cơ sở nuôi tôm có sử dụng Oxytetracyline dạng nguyên liệu (thùng 25kg của Trung Quốc), hòa vào nước và tạt xuống ao để hạn chế vi khuẩn vibrio trong môi trường nước nhằm phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính...
Việc sử dụng kháng sinh ở dạng nguyên liệu cơ bản là dựa theo kinh nghiệm của từng hộ nuôi, chưa nắm rõ công dụng, thời gian ngừng thuốc dẫn đến việc không kiếm soát được dư lượng Oxytetracyline trong tôm thương phẩm. Điều này đã ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm sang hai thị trường lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản và EU.
Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), gần đây Cơ quan thẩm quyền EU và Nhật Bản liên tục đưa ra cảnh báo về việc phát hiện dư lượng Oxytetracycline vượt mức giới hạn cho phép trong các lô hàng tôm nuôi của Việt Nam xuất khẩu sang 2 thị trường này. Tính đến nay, tổng số lô hàng tôm nuôi và sản phẩm từ tôm nuôi bị cảnh báo ở thị trường Nhật Bản đã lên 6 lô.
Còn tại thị trường EU, cơ quan chức năng của thị trường này đã cảnh báo 5 lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng Oxytetracycline vượt 0,1 ppm. Con số này gấp 2,5 lần tổng số lô hàng thủy sản nuôi xuất khẩu của Việt Nam bị cảnh báo ở thị trường này trong cả năm 2013. Nếu tình trạng này không cải thiện, EU sẽ xem xét áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn với tôm Việt Nam, thậm chí có thể tạm đình chỉ nhập khẩu.
Mặc dù, Oxytetracycline là kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản nhưng việc xuất khẩu tôm nuôi của Việt Nam bị cảnh báo Oxytetracycline ở cả hai thị trường xuất khẩu lớn cho thấy việc tuân thủ quy định phải ngừng sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch để tránh dư lượng còn tồn dư chưa được thực hiện nghiêm ngặt.
Tại Hội nghị phòng chống dịch bệnh tôm tổ chức tại Kiên Giang vừa qua, ông Nguyễn Huy Điền- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản yêu cầu các cơ quan chức năng các địa phương cần tập trung khống chế Oxytetracyline, khuyến cáo người dân ngừng sử dụng thuốc 3-4 tuần trước khi thu hoạch để đào thải hết dư lượng chất này trong tôm nuôi. Đồng thời, đề nghị Cục Thú y tăng cường quản lý nhập khẩu đối với Oxytetracyline nguyên liệu.
Có thể bạn quan tâm
rang trại vườn, ao, chuồng của gia đình ông Lê Tiến Nhật, ấp Voi, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu (Tây Ninh) từ lâu đã trở thành địa chỉ tham quan, học hỏi cách làm giàu của nhiều nông dân trong vùng.
Anh Đỗ Ngọc Quý, khu 3, xã Ngọc Đồng, huyện miền núi Yên Lập (Phú Thọ) không chỉ là một trong những nông dân làm gia tăng thêm giá trị của hàng nông, lâm sản mà còn tạo việc làm với thu nhập ổn định cho 40 lao động nông thôn.
Những ngày này, đi đến xã Vĩnh Quới (thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng), đâu đâu cũng thấy màu xanh bạt ngàn của những vườn mãng cầu xiêm.
Nghe thương lái bán hoa quả ở thành phố Tuyên Quang kháo nhau, ở xã Thượng Ấm (Sơn Dương) có giống nhãn lồng Phố Hiến ngon hơn hẳn giống nhãn địa phương, chúng tôi đã tìm đến thôn Hàm Ếch để mục sở thị về loại nhãn này. Những chùm nhãn to, trĩu quả sà xuống bờ rào khiến cành nhãn phải gồng mình gánh đỡ là hình ảnh đầy ấn tượng về nhãn lồng Phố Hiến thời điểm này.
Hưởng ứng phong trào vận động của nhà nước, người dân huyện Yên Minh (Hà Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi đất đai không màu mỡ sang trồng nhiều loại cây ăn quả. Nhiều hộ đã thoát nghèo và còn tiến tới làm giàu.