Không phun thuốc trừ rầy khi lúa đang phơi màu

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương, toàn tỉnh hiện có hơn 200 ha lúa mùa bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng, mật độ trung bình từ 1.500 - 2.000 con/m2, nơi cao có mật độ 5.000 con/m2 như ở các xã: Nam Hưng, Hợp Tiến, An Bình (Nam Sách); Hồng Khê, Tân Việt, Hùng Thắng (Bình Giang); Ứng Hòe, Vĩnh Hòa (Ninh Giang)...
Thời gian tới, mưa nắng xen kẽ càng khiến rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh, gây hại mạnh. Do đó, nông dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi mật độ rầy từ 2.500 - 3.000 con/m2 cần phun trừ ngay. Nông dân không nên phun thuốc trừ rầy khi lúa đang phơi màu do các hoạt chất trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, tạo hạt của lúa.
Giai đoạn này, nông dân chủ động phun thuốc vào chiều mát, không phun vào bông lúa và nên dùng các loại thuốc như: Chatot 600WG, Chess 50WG, Chersieu 600WG, Hichespro 500WP… để phun trừ.
Lúa giai đoạn chắc xanh đến đỏ đuôi, nông dân có thể sử dụng các loại thuốc như: Supergun 600EC; Penalty gold 50EC, Superista 25EC, Bonus gold 60EC, Wavotox 585EC, Bassa 50EC... liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì. Trong quá trình phun thuốc nên rẽ lúa theo hàng, phun tập trung vào phần thân và gốc lúa để diệt rầy hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Nói tới nghề nuôi chim yến, người ta thường nghĩ ngay tới các vùng ven biển như Khánh Hòa, Vũng Tàu, Tiền Giang, Cần Giờ - TP HCM… Nhưng ít ai biết rằng, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng lại đang phát triển nghề nuôi chim yến, mở ra hướng chăn nuôi mới cho người dân nơi đây.

Trùn quế là loại thức ăn giàu đạm giúp các loại gia cầm như: gà, vịt, bồ câu... lớn nhanh. Không những thế trùn quế còn có khả năng rất đặc biệt là có thể xử lý phân gia súc, gia cầm thành loại phân vi sinh giàu dinh dưỡng dùng để bón cây trồng. Nắm bắt được lợi ích đó, anh Nguyễn Văn Tánh ở thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết - Bình Thuận) đã mạnh dạn đầu tư nuôi trùn quế. Hiện mô hình này đã mang lại nguồn lợi lớn cho gia đình anh.

Muốn giữ vững thị trường lớn cho xuất khẩu rau quả như thị trường EU, không còn cách nào khác, chúng ta phải kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong rau quả.

Những hạn chế trong công tác kiểm soát tôm giống, liên kết trong sản xuất… là chuyện không mới trong nuôi trồng thủy sản. Tại hội thảo đánh giá nuôi trồng thủy sản năm 2009- 2011 vừa được Sở NN&PTNT tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng áp dụng những tiêu chuẩn an toàn, bền vững trong nuôi tôm sẽ tháo gỡ được những hạn chế trên.

Cùng tham khảo mô hình trồng mận An Phước năng suất cao lại vừa sạch.