Không Phát Hiện Gạo Giả Tại Hà Nội

Chiều 5/4, Cục AT&VSTP (Bộ Y tế) đã công bố kết quả xét nghiệm gạo tại Hà Nội.
Theo đó, sau khi có thông tin gạo giả, Cục đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Hà Nội kiểm tra cơ sở kinh doanh gạo Đức Thiện tại khu vực Tân Mai, quận Hoàng Mai, là nơi nghi ngờ có bán "gạo giả".
Tại thời điểm kiểm tra, đoàn không phát hiện hiện hiện tượng bất thường về màu sắc và mùi vị của gạo. Qua xét nghiệm, 5 mẫu gạo của cơ sở này đều có các chỉ tiêu phù hợp với thành phần gạo Việt Nam. Cục AT&VSTP đã đề nghị Sở Y tế Hà Nội, Sở NN&PTNT và Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác thanh, kiểm tra về ATTP trên địa bàn.
Cùng ngày, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Phạm Đồng Quảng cho biết, Cục đã nhận được một mẫu và đã tiến hành kiểm tra. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt so với gạo thông thường. Cục Trồng trọt khẳng định, mẫu gạo đó không phải gạo giả.
Related news

Mọi người vẫn nói về công việc của anh Lê Văn Hữu (57 tuổi, ở thôn Kim Thành, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) như vậy.

Nhờ chú trọng phát triển kinh tế đồi rừng, trồng quế, chè, đời sống của người Dao, La Chí và Nùng xã vùng cao Nậm Khánh huyện Bắc Hà (Lào Cai) đang được cải thiện, nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Người dân thôn 5, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng đều biết ông Trương “trồng rừng” - người tiên phong khai phá hàng chục ha đất rừng trên đập Đồng Nghệ để trồng keo lá tràm và thu về bạc tỷ mỗi năm.

Vừa qua, Hợp tác xã Hòa Lộc, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang kết hợp với Công ty cổ phần Giám định và Khử trùng FCC trao giấy chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) cho sản phẩm xoài cát Hòa Lộc.

Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.