Ở hai đầu nỗi khó
Tiếp theo là cung cách sản xuất nhỏ, hễ lãi là cả làng đua nhau...
chọn giống tôm thì nhờ người bày cách; mua hàng thì nghe ngọt tai, giá rẻ là...xong.
Tôm bị bệnh thì quăng tiền mua kháng sinh, hóa chất để chữa trị, miễn sao, con tôm còn bơi là vui..
Phía “đầu ra” - ngành thủy sản đang “sốt vó”, khi nhiều nước nhập khẩu đã không nhận hàng tôm đông lạnh bị nhiễm kháng sinh, chất cấm.
Khoảng giữa“đầu vào”, “đầu ra” ấy, nhiều người giải thích rằng, chắc thấy nước mình xuất bán tôm mạnh nên gây khó! Nhưng người am hiểu thị trường đều biết, ở nước ngoài, thông tin về an toàn vệ sinh thực phẩm rất được chuyên gia y tế truyền thông cặn kẽ tới người tiêu dùng.
Chỉ cần một người, một nhóm người ăn bị ngộ độc thực phẩm..., là có khi mất hẳn cả một thương hiệu hàng hóa bởi người tiêu dùng không dám quay lại mua lần sau.
Cách xử lý thực phẩm của nhiều nước trên thế giới cũng khác Việt Nam.
Với họ, đồ ăn “hư – là hỏng”, “hại – là bỏ” chứ không như một vị lãnh đạo trong ngành thủy sản nước ta khuyên người tiêu dùng sử dụng lô tôm xuất khẩu bị trả về “chỉ cần luộc lên là ăn được!”
Lại có người lý giải “tiền nào của ấy”, mua giá rẻ thì phải nhận hàng như thế! Nhưng họ đâu biết rằng, sau nhiều lần bị chối từ do chất lượng hàng hóa thất thường, nay được, mai không –nhà nhập khẩu buộc phải áp đặt “chi phí rủi ro”, trừ vào giá mua mà chính bên bán phải trả! Thế là doanh nghiệp lao đao, kéo theo hệ quả nông dân bỏ đầm, bỏ nuôi.
Cạnh tranh về giá cả, về lượng xuất bán chỉ là một nguyên do nhỏ, việc tự hạ uy tín do xem thường quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, để hàng bị trả về, gây tổn thất tiền của và uy tín, mất thị trường, phải được xem là nguy hiểm, là mất mát nhiều.
Bởi đất nước ta, đã phải trả giá bằng biết bao công lao của người nông dân, các thế hệ doanh nhân gây dựng nên uy tín, thương hiệu con tôm mới có được như ngày nay.
Một vụ tôm thẻ chân trắng khoảng 3 tháng, tôm sú cần thời gian gần gấp đôi mới thu hoạch.
Nuôi được con tôm đã khó, xuất khẩu được con tôm càng khó hơn.
Thế nên, ở hai đầu nỗi khó - người sản xuất, người chế biến, nhà xuất khẩu cùng bền chí, bền gan “làm nông nghiệp bằng trái tim” mới có thể khôi phục lòng tin cho ngành thủy sản Việt Nam dường như đang lao dốc.
Có thể bạn quan tâm
Tận dụng phần đất trống giữa các hàng dừa và mặt nước sẵn có trong vườn, chàng trai 31 tuổi Lê Chí Dũng ở ấp Tiên Đông - xã Tiên Long (Châu Thành, Bến Tre) đã thành công với mô hình nuôi ếch. Hiện cây dừa đang ở giai đoạn đâm “lưỡi mèo” nhưng vẫn có nguồn thu nhập đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình…
Từ trang trại nhỏ nuôi sinh sản một số loài động vật hoang dã, đến nay, ông Huỳnh Chí Công đã phát triển thành một công ty chuyên nuôi xuất khẩu.
Vốn là hộ nghèo nhưng từ khi thực hiện thành công mô hình nuôi cá lóc bể thì cuộc sống của gia đình anh Nguyễn Ngọc Thường ở thôn Đại Hào, xã Triệu Đại (Triệu Phong, Quảng Trị) đã dần ổn định.
Mặc dù dê ăn tạp nhiều loại rau, lá cây, tuy nhiên, nguồn thức ăn cung cấp cho dê ở thành phố Vĩnh Yên chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Được anh Trần Anh Thơ, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo nghề và bồi dưỡng kiến thức cho nông dân giới thiệu, tôi tìm đến mô hình chăn nuôi dê của gia đình anh Hoàng Minh Nhiệm ở xóm Bầu, phường Liên Bảo.
Thời gian qua, tại Lạng Sơn, cây cà chua đã có thể trồng được quanh năm, nhưng vẫn chủ yếu là trồng vào vụ đông - đây cũng là thời điểm có rất nhiều loại rau quả bán trên thị trường cho nên giá cà chua thấp, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Việc trồng cà chua trái vụ có thể cho giá trị cà chua thương phẩm cao gấp 2 - 3 lần cà chua chính vụ. Mới đây, phòng NN&PTNT huyện Bắc Sơn đã mạnh dạn áp dụng khoa học, kỹ thuật mới vào trồng cà chua trái vụ để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua ở địa phương.