Không Phát Hiện Chất Cấm Trong Thủy Sản Nuôi
Theo Cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam bộ, hiện các thủy sản chủ lực đang được nuôi ở các tỉnh phía Nam là cá tra, tôm... hầu như không bị phát hiện kháng sinh cấm.
Đây là kết quả được cơ quan này đưa ra vào ngày 31-7 sau khi đã khảo sát 18 tỉnh khu vực Đông Nam bộ và ĐBSCL. Trong số 357 mẫu kiểm nghiệm mà cơ quan này lấy ở các đia phương đã không phát hiện dư lượng các hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng như chloramphenicol, nitrofurans, enroflocaxin, trifluralin…
Điều này phần nào được phản ánh bằng việc trong mấy tháng qua số lượng doanh nghiệp xuất khẩu tôm đi Nhật Bản có lô hàng bị phát hiện kháng sinh cấm đã giảm hơn so với năm 2012.
Theo Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồi tháng 1-2013, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Nhật bị phát hiện có hàm lượng kháng sinh cấm vượt ngưỡng cho phép, tuy nhiên, sau đó, số lượng doanh nghiệp bị phát hiện đã giảm xuống đáng kể.
Theo Nafiqad, số mẫu tôm, cá tra không bị phát hiện các kháng sinh cấm khi vào thị trường Nhật Bản cũng có thể là do tác động của việc sửa đổi Thông tư 55/201/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản, trong đó, có đưa ra điều khoản để lấy ý kiến là nếu doanh nghiệp có 4 lô hàng bị cảnh báo không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong vòng 6 tháng sẽ bị cấm xuất khẩu.
Ngoài ra, theo thông tin mà Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online có được, trước áp lực chất kháng sinh cấm, trong thời gian qua, đã có một số doanh nghiệp thủy sản đưa vào điều khoản không sử dụng/không phát hiện chất kháng sinh trong tôm, cá tra vào hợp đồng mua thủy sản.
Theo ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng, hơn hai năm qua thông tin về chất kháng sinh cấm không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà cả người nuôi tôm, do đó, người nuôi tôm đã ý thức được vấn đề sử dụng các loại kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), hiện có 100 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu trên 7,5 triệu đô la Mỹ và chiếm 70% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành thủy sản. Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm là công ty Minh Phú với giá trị xuất khẩu là hơn 151 triệu đô la Mỹ, xếp thứ hai là Vĩnh Hoàn với 85,57 triệu đô la Mỹ, Agifish là gần 63 triệu đô la Mỹ.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Quảng Trị đã triển khai mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo hướng GAP tại phường Đông Lễ - TP. Đông Hà, xã Hải Lệ - TX. Quảng Trị, xã Hải Thượng – huyện Hải Lăng. Quy mô của mô hình là 01 ha với 3 hộ tham gia, mật độ thả nuôi 2,5 con/m2. Tổng kinh phí của mô hình là hơn 80 triệu đồng, trong đó TTKNKN hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn.
Bất chấp những cảnh báo, nông dân trồng khoai ở Vĩnh Long vẫn đang hồ hởi đầu tư, mở rộng diện tích khi mấy ngày qua, giá khoai lang bắt đầu tăng trở lại.
"Dăm năm trước, cây lúa đã giải quyết việc thiếu ăn thì cây khoai lang tụt xuống làm lương thực phụ. Nhưng giờ đây khoai lang trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình trên vùng biển bãi ngang này".
Đã từng tốt nghiệp trường cao đẳng kĩ thuật Hà Nội nhưng lại bén duyên với nghề nuôi gà, đó là chàng thanh niên Lưu Ngọc Linh, thôn Nà Mố, xã Yên Đĩnh (Chợ Mới - Bắc Kạn). Anh là một điển hình được nhiều người trong xã và huyện nể phục bởi khát vọng vươn lên làm giàu của thế hệ trẻ.
Từ ngày 16-5, ngư trường tỉnh Ninh Thuận xuất hiện một luồng cá nục lớn, với mật độ dày đặc. Các chuyến ra khơi của ngư dân làm nghề vây rút chì đều có lãi cao.