Huyện Đầm Dơi (Cà Mau) Dịch Bệnh Xuất Hiện Trên Tôm Nuôi

Do thời tiết diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho quá trình nuôi tôm. Bên cạnh đó, việc chăm sóc, quản lý ao nuôi không hợp lý, chất lượng con giống không đảm bảo nên đã có hiện tượng tôm chết xảy ra ở một số ao nuôi tôm công nghiệp trên địa huyện Đầm Dơi (Cà Mau).
Trước tình hình trên, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi đã tuyên truyền, hướng dẫn cho các hộ nuôi tôm thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh; đồng thời hỗ trợ gần 60.000 kg chlorine cho các hộ nuôi tôm xử lý, trong công tác khử trùng tiêu độc môi trường, dịch bệnh ao nuôi tôm để chuẩn bị cho những đợt thả nuôi tiếp theo.
Đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Đầm Dơi đã phát triển mới gần 365 ha nuôi tôm công nghiệp với 3.320 hộ nuôi và trên 1 triệu con giống được thả nuôi. Qua kết quả điều tra có trên 237 ha tôm công nghiệp và gần 5.000 ha tôm quảng canh bị dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Việc kết hợp các trang trại áp dụng ThaiGAP và nông sản sạch với du lịch càng thêm lan tỏa về thương hiệu nông sản Thái Lan.

Ở Việt Nam, hiện nay lạc là một trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng, đem lại thu nhập nhanh cho nông dân và là nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Khi thực hiện tiêu chuẩn tự nguyện như những tiêu chuẩn ShAD xây dựng thì “chi phí để tuân thủ các tiêu chuẩn nuôi tôm là bao nhiêu?” Đây là câu hỏi đặc biệt quan trọng với người nuôi tôm quy mô nhỏ, những người đang phải đối mặt với những khó khăn làm hạn chế lợi nhuận của họ.

Nông dân xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đang thu hoạch ớt cao sản. Năm nay cây ớt trúng mùa, trúng giá nên ai cũng phấn khởi.

Vụ đông xuân năm 2012, xã Phú Cường (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) xây dựng mô hình cánh đồng mẫu với tổng diện tích 1.800ha. Trong đó, gần 850ha được doanh nghiệp (DN) ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, đến ngày thu hoạch, DN đã không thu mua lúa cho nông dân.