Không nghe lời khuyến cáo nên thiệt đơn, thiệt kép!

Dưới cái nắng như đổ lửa của mùa khô, anh Bùi KhắcTiến (thôn Sơn Trà, xã Bình Hòa) đang cùng hàng chục người làm công thu hoạch khoai lang trên ruộng. Thấy chúng tôi đến thăm, anh buồn rầu kể: Năm ngoái thấy một số hộ trong xã trồng khoai thu lãi hơn 100 triệu đồng/ha, nên vợ chồng anh bàn tính với nhau chuyển 2 ha đất trồng lúa sang trồng khoai.
Theo tính toán của anh, nếu khoai lang giữ giá như năm ngoái thì anh sẽ có lãi lớn so với các loại cây trồng khác trên diện tích đất này. Tuy nhiên, đến thời điểm thu hoạch, giá thu mua khoai lại rớt thê thảm, đầu vụ thu hoạch khoai có giá 6.000 - 7.000đồng/kg, nhưng khoảng 1 tháng trở lại đây, giá chỉ còn 3.200 đồng/kg.
Cũng theo anh Tiến, năng suất khoai lang của gia đình đạt 20 tấn/ha, nhưng trong đó chỉ có 15 tấn khoai chọn theo tiêu chuẩn của thương lái, được bán với giá 3.200 đồng, còn 5 tấn không đúng tiêu chuẩn chỉ bán với giá 800 đồng/kg, tính ra, mỗi héc-ta khoai lang thu về được khoảng 50 triệu đồng.
Trong khi đó, đầu tư 1 ha khoai lang mất khoảng 60 triệu đồng, nên vụ khoai năm nay anh lỗ khoảng 20 triệu đồng. Đã vậy, thương lái thu mua còn ép nông dân khi đưa ra tiêu chuẩn khắt khe về kích thước củ khoai, củ to quá hoặc nhỏ quá đều bị loại. “Năm trước, khi đến vụ thu hoạch, thương lái ra tận ruộng thu mua, nhưng nay người dân phải chở ra tận đại lý họ mới mua. Giờ phải tranh thủ thu hoạch cho xong để làm đất trồng lúa lại, chứ cho tiền cũng không dám trồng khoai lang nữa”- anh Tiến cho biết.
Theo thống kê của Phòng NN-PTNT huyện Krông Ana, vụ đông-xuân 2014 - 2015, người dân trồng 347 ha khoai lang và mới thu hoạch được khoảng 95 ha. Diện tích khoai lang tập trung ở các xã Dur Kmăl (200 ha), Bình Hòa (120 ha), thị trấn Buôn Trấp (20 ha)…
Trong khi đó, theo ông Đặng Văn Lân, Phó trưởng phòng NN-PTNT, cây khoai lang mới được người dân đưa về trồng ở địa phương 2 năm nay, xác định đây là cây trồng mới ẩn chứa nhiều rủi ro nên vụ đông xuân này huyện chỉ có kế hoạch trồng 20 ha trên địa bàn 5 xã, tuy nhiên, do thấy khoai lang lợi nhuận cao nên người dân đã phớt lờ khuyến cáo, đổ xô mở rộng diện tích, tự ý chuyển đổi đất trồng lúa, ngô sang trồng khoai. Đây chính là hậu quả của việc chuyển đổi cây trồng không theo quy hoạch, định hướng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, 8/10 bản có điện lưới quốc gia, hầu hết các bản được đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, nước sinh hoạt. Địa phương có lợi thế nguồn lao động dồi dào, an ninh trật tự tốt, nhân dân tích cực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập từ sản xuất cây trồng, vật nuôi thấp, đời sống nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 58%.

Thật may mắn cho chúng tôi khi đến thăm gia đình cựu thanh niên xung phong (TNXP) Hà Đức Ngọ, đội 13B, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên lúc ông mới trở về từ ruộng lúa. Vì bình thường, ít có lúc nào ông rảnh rỗi ở nhà mà luôn chân luôn tay làm đủ việc.

Ấu là loài cây thủy sinh rất thích hợp trồng trong mùa nước nổi, vì vậy loại cây này được khá nhiều bà con nông dân huyện Lấp Vò chọn trồng nhằm cải thiện thu nhập. Nếu biết cách trồng và chăm sóc hợp lý thì đây là một trong những loại cây màu thích hợp sống chung với lũ ở những vùng trồng lúa kém hiệu quả.

Vợ chồng anh Võ Hoàng Nam ở ấp Tân Hưng, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông đã có hơn 2 năm làm nghề cào và luộc hến cho biết: hơn nửa tháng nay, ngày nào vợ chồng anh cũng sử dụng ghe cào được trên dưới 100kg hến; đưa vào lò luộc đãi vỏ lấy được 15 - 20kg thịt hến.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười, tổng diện tích do bị đổ ngã là 4.827ha, tập trung ở các xã Mỹ An, Mỹ Quí, Mỹ Đông, thị trấn Mỹ An... lúa bị thiệt hại chủ yếu trong giai đoạn trổ chín; ước tính tổng thiệt hại là gần 4,4 tỷ đồng.