Không hiểu nấm, đừng mơ làm giàu
Là con trai trưởng trong nhà, anh Nguyễn Ngọc Hảo phải gách vác tránh nhiệm lo cho cuộc sống gia đình. Với 3 sào đất lúa, anh Hảo nghĩ khó mà làm giàu được. Anh quyết định chuyển hướng làm ăn. Sau khi tìm hiểu các mô hình sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi, anh Hảo quyết định sẽ trồng nấm. Vay tiền vốn đầu tư từ ngân hàng, từ bạn bè, họ hàng, năm 2001, anh Hảo đầu tư xây nhà, mua nguyên vật liệu trồng nấm.
Trên mảnh đất thổ cư 300m2 của gia đình, anh Hảo chỉ dám làm thử quy mô nhỏ, mục đích là tạo công ăn việc làm cho các thành viên gia đình. Sản phẩm nấm, mộc nhĩ của anh cũng vì thế chỉ đủ cung ứng cho người dân ở xã Hoàng Xá và một số xã khu vực lân cận. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 2 năm, sản phẩm nấm của anh được nhiều người ưa chuộng. Tiếng lành đồn xa, nấm của gia đình anh Hảo làm ra không đủ bán. Đó là lý do năm 2006, anh Hảo mở rộng quy mô diện tích nhà trồng nấm lên 1.000m2 và đến năm 2011 là 3.000m2.
Công việc thuận lợi, các chủng loại nấm anh Hảo trồng được ngày thêm đa dạng, mùa nào cũng có nấm bán. Những năm gần đây, mỗi năm anh Hảo luôn thu hoạch hơn 1,5 tấn nấm các loại, trong đó phần nhiều là mộc nhĩ, trừ chi phí còn lãi 200 triệu đồng. Đến nay, không chỉ tự giải quyết công ăn việc làm cho các thành viên trong gia đình, mô hình trông nấm, mộc nhĩ của anh Hảo còn giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Anh Hảo thổ lộ: Từ ngày trồng nấm đến nay, không phải lúc nào công việc sản xuất, kinh doanh cũng thuận lợi. Cũng có lúc, gia đình anh tưởng như phải bỏ nghề. “Năm 2008 khi nấm, mộc nhĩ đến kỳ phát triển nhưng do thời tiết nắng nóng ít mưa, nên nấm, mộc nhĩ bị teo, doanh thu giảm và thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Sau vụ nấm đó, tôi rút ra được bài học là phải, học hỏi thêm về kỹ thuật trồng nấm, “hiểu” nấm mới vực lại được cơ sở sản xuất, phát triển mở rộng mô hình” - anh Hảo kể.
Có thể bạn quan tâm
Được sự hỗ trợ của Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh, những năm qua, một số thôn, bản trên địa bàn xã miền núi Trường Sơn nói chung và bản Trung Sơn nói riêng đã phát triển chăn nuôi lợn, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con dân tộc Vân Kiều.
Mới khởi nghiệp được khoảng 6 năm nhưng mô hình nuôi ba ba đã giúp gia đình anh Đinh Công Thủ, ở ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân trở thành triệu phú. Mà không chỉ có gia đình anh Thủ, hiện nay có rất nhiều hộ nuôi ba ba ở Thạnh Xuân cũng “phất” lên từ con ba ba.
Mong muốn làm kinh tế tại quê hương, nên ngay khi địa phương có chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại, gia đình chị Phạm Thị Loan (xã Ngô Quyền, Tiên Lữ) đã hăng hái tham gia. Từ khoảng 2 mẫu đất ruộng, gia đình chị Loan đã cải tạo thành vườn, ao và một số dãy chuồng trại chăn nuôi.
Trong những năm qua phát triển kinh tế theo mô hình trang trại tổng hợp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần đáng kể vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Bảo Yên. Gia đình anh Phạm Văn Hậu ở bản Sáo xã Xuân Hòa (Bảo Yên- Lào Cai) là một điển hình, nhờ phát triển kinh tế trang trại mà kinh tế gia đình anh không ngừng được nâng lên.
Câu lạc bộ (CLB) trồng lúa ấp Long Hòa B, xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang tuy mới thành lập trên năm nhưng tinh thần đoàn kết rất cao. CLB được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các thành viên và được sự trợ giúp về kỹ năng sinh hoạt nhóm và sự hướng dẫn kỹ trồng lúa an toàn của Công ty Bayer Việt Nam.