Không hiểu nấm, đừng mơ làm giàu

Là con trai trưởng trong nhà, anh Nguyễn Ngọc Hảo phải gách vác tránh nhiệm lo cho cuộc sống gia đình. Với 3 sào đất lúa, anh Hảo nghĩ khó mà làm giàu được. Anh quyết định chuyển hướng làm ăn. Sau khi tìm hiểu các mô hình sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi, anh Hảo quyết định sẽ trồng nấm. Vay tiền vốn đầu tư từ ngân hàng, từ bạn bè, họ hàng, năm 2001, anh Hảo đầu tư xây nhà, mua nguyên vật liệu trồng nấm.
Trên mảnh đất thổ cư 300m2 của gia đình, anh Hảo chỉ dám làm thử quy mô nhỏ, mục đích là tạo công ăn việc làm cho các thành viên gia đình. Sản phẩm nấm, mộc nhĩ của anh cũng vì thế chỉ đủ cung ứng cho người dân ở xã Hoàng Xá và một số xã khu vực lân cận. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 2 năm, sản phẩm nấm của anh được nhiều người ưa chuộng. Tiếng lành đồn xa, nấm của gia đình anh Hảo làm ra không đủ bán. Đó là lý do năm 2006, anh Hảo mở rộng quy mô diện tích nhà trồng nấm lên 1.000m2 và đến năm 2011 là 3.000m2.
Công việc thuận lợi, các chủng loại nấm anh Hảo trồng được ngày thêm đa dạng, mùa nào cũng có nấm bán. Những năm gần đây, mỗi năm anh Hảo luôn thu hoạch hơn 1,5 tấn nấm các loại, trong đó phần nhiều là mộc nhĩ, trừ chi phí còn lãi 200 triệu đồng. Đến nay, không chỉ tự giải quyết công ăn việc làm cho các thành viên trong gia đình, mô hình trông nấm, mộc nhĩ của anh Hảo còn giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Anh Hảo thổ lộ: Từ ngày trồng nấm đến nay, không phải lúc nào công việc sản xuất, kinh doanh cũng thuận lợi. Cũng có lúc, gia đình anh tưởng như phải bỏ nghề. “Năm 2008 khi nấm, mộc nhĩ đến kỳ phát triển nhưng do thời tiết nắng nóng ít mưa, nên nấm, mộc nhĩ bị teo, doanh thu giảm và thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Sau vụ nấm đó, tôi rút ra được bài học là phải, học hỏi thêm về kỹ thuật trồng nấm, “hiểu” nấm mới vực lại được cơ sở sản xuất, phát triển mở rộng mô hình” - anh Hảo kể.
Related news

Đặc biệt, Hải Dương đã triển khai nhiều mô hình sản xuất vải quả và ổi theo mô hình VietGAP, với hàng ngàn hộ dân tham gia và trở thành địa phương đầu tiên trong vùng vải miền Bắc được chứng nhận VietGAP.

Trong khi đó, thời tiết trong nước diễn biến bất thường với mùa nắng nóng kéo dài đã làm giảm thời gian xuống giống của cây bắp trong nước và ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Do đó, dự đoán năng suất cây bắp vụ xuân 2014 có thể bị sụt giảm so với những năm trước.

Hiện nay, ở vùng bán đảo Cà Mau dân nuôi tôm thẻ chân trắng gắng công chăm sóc, thoát được dịch bệnh nhưng thu hoạch bán không có lãi, vì tôm rớt giá.

Cùng với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, nắng nóng gay gắt kéo dài nhiều tháng qua khiến cho 700ha diện tích đất nông nghiệp ở huyện miền núi Sơn Hà bị hạn nặng, 500ha đất bị bỏ hoang vì thiếu nước tưới.

Chúc chỉ cho trái mỗi năm một lần vào mùa mưa với số lượng khiêm tốn, nên loại đặc sản này có giá bán cao (gấp 5-6 lần cây cùng họ là chanh), cho thu nhập hàng triệu đồng mỗi cây.