Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mới đầu vụ thanh long đã rớt giá

Mới đầu vụ thanh long đã rớt giá
Ngày đăng: 10/06/2015

Cuối tháng 5 đầu tháng 6, thanh long ở các khu vực Long An, Tiền Giang và Bình Thuận đã vào chính vụ thu hoạch nhưng giá rớt sớm và rẻ hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Vàng, người sở hữu hơn 5.000m2 trồng thanh long tại Long An cho biết, hơn nửa tháng nay trái đã vào vụ, song thương lái đến mua không nhiều, giá thu mua còn rẻ hơn năm ngoái.

“Nếu hồi tháng 2,3 một kg thanh long ruột trắng có giá 12.000-15.000, ruột đỏ 30.000-60.000 đồng thì nay chỉ bán đồng giá dưới 5.000 đồng (tùy loại). Với mức giá này, sau 2 đợt thu hoạch vừa qua tôi chỉ đủ tiền trả  công thu hoạch và bốc xếp chứ không bù đắp được tiền phân và công chăm sóc”, ông Vàng nói.

Ngoài ra, ông cũng cho hay, vụ mùa năm nay sản lượng thanh long nhà ông không cho trái đều. Đợt một, ông thu hoạch được một tấn thanh long ruột đỏ thì chỉ có 300kg là bán giá 5.000 đồng, số dạt (loại 2,3) còn lại bán chỉ 1.000 đồng. Thậm chí khoảng nửa tấn bị thương lái chê ông đành phải đổ bỏ chứ không còn cách nào khác. Hiện, tại tỉnh Long An hàng nghìn hộ nông dân trồng thanh long cũng đang điêu đứng vì mức giá này.

Mặt khác, theo ông Vàng, mùa mưa năm nay, bệnh đốm trắng trên thanh long bùng phát mạnh, trái không đẹp càng làm cho giá bán thấp.

Không chỉ nông dân ở miền Tây đang phải gồng mình vì thanh long rớt giá, tại Bình Thuận, địa phương có diện tích thanh long lớn nhất, sức tiêu thụ và giá mua cũng đang có chiều hướng đi xuống.

Bà Huyền, nông dân trồng nửa hecta than thở, hơn một tháng nay vườn thanh long nhà bà dù thương lái đến mua tận ruộng nhưng cũng chỉ trả 7.000 đồng một kg (loại 1), thấp hơn so với hồi tháng hai 8.000 đồng, còn hàng dạt giá chỉ 1.000 đồng mà không ai mua. “Thông thường mỗi vụ tôi bỏ ra trên 20 triệu đồng để mua phân bón, phát điện nhưng vụ này thu hoạch dự đoán chỉ được tầm vài triệu đồng. Như vậy, tiền công thì mất mà chi phí đầu tư khó lấy lại”, bà Huyền nói.

Lý giải nguyên nhân thanh long rớt giá, hầu hết các hộ nông dân ở đây cho hay, lượng tiêu thụ và giá thu mua từ phía các thương lái Trung Quốc đều giảm. Lý do là bởi các doanh nghiệp chuyên chở thanh long qua thị trường Trung Quốc gần đây đều lãi rất ít, nên khi thu mua đợt hai họ quyết định giảm giá.

Là người có nhiều năm thu gom thanh long tại huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), bà Trương Trúc Diễm cho biết, hiện thương lái thu mua và bán cho các vựa cao nhất cũng chỉ 10.000 đồng một kg nên không thể thu mua của nông dân giá cao hơn. Còn đối với những trái dạt, mẫu mã xấu, bị bệnh đốm trắng, khó xuất khẩu nên dù người mua bán với mức 1.000 đồng một kg, công ty cũng không dám gom hàng vì sợ lỗ lớn và có thể ách tắc ở cửa khẩu.

Xác nhận thanh long đầu vụ năm nay rớt giá mạnh, tuy nhiên, ông Bùi Đăng Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết đây là tình trạng chung của thanh long chính vụ. Hiện tại, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, nhưng do thời điểm này, các loại trái cây khác ở Trung Quốc cho thu hoạch nhiều nên sức mua thanh long giảm, dẫn đến sản phẩm ứ đọng, tiêu thụ chậm làm cho giá bán giảm mạnh ngay đầu vụ.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi bò Úc sinh sản sự nhập cuộc của một ông lớn Nuôi bò Úc sinh sản sự nhập cuộc của một ông lớn

Một cú đầu tư lớn chưa từng có trong việc nhân giống bò Úc thuần đã xuất hiện tại miền Bắc.

09/09/2015
Bão chặt quýt, trồng gừng Bão chặt quýt, trồng gừng

Diện tích quýt đường tại xã Long Trị (TX Long Mỹ, Hậu Giang) đang bị thu hẹp dần sau nhiều năm dịch bệnh tấn công.

09/09/2015
Nông dân Tiền Giang khấm khá nhờ chuyên canh mãng cầu xiêm Nông dân Tiền Giang khấm khá nhờ chuyên canh mãng cầu xiêm

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế ven biển để giúp nhân dân sớm an cư lạc nghiệp, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh mãng cầu xiêm với diện tích hơn 650ha trên vũng đất nhiễm mặn, tại huyện cù lao Tân Phú Đông, thuộc hạ lưu sông Tiền.

09/09/2015
Nhiều nông dân Trà Vinh trở thành triệu phú nhờ trồng dừa sáp Nhiều nông dân Trà Vinh trở thành triệu phú nhờ trồng dừa sáp

Từ khi cây dừa sáp ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) được các nhà khoa học áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mở ra hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và giá trị cho loại trái cây đặc sản nổi tiếng cả nước. Nhờ đó, nông dân trồng dừa sáp tăng thu nhập gấp 2-3 lần, nhiều hộ trở thành triệu phú.

09/09/2015
Nông dân Tiền Giang khấm khá nhờ chuyên canh mãng cầu xiêm Nông dân Tiền Giang khấm khá nhờ chuyên canh mãng cầu xiêm

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế ven biển để giúp nhân dân sớm an cư lạc nghiệp, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh mãng cầu xiêm với diện tích hơn 650ha trên vũng đất nhiễm mặn, tại huyện cù lao Tân Phú Đông, thuộc hạ lưu sông Tiền.

09/09/2015