Không Có Gạo Giả Ở Hà Nội

Kết quả xét nghiệm từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho thấy mẫu gạo được cho là “gạo giả” hoàn toàn là gạo thật. Hàm lượng amilo trong loại gạo này cao khiến gạo nấu lâu thành cơm hơn các loại khác.
Ngày 3/4, có thông tin một người dân tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai cho rằng đã mua phải gạo nghi là giả với các đặc điểm: Hình dạng to và dài hơn gạo thường, màu trắng đục, có bề ngoài bóng, mùi lạ giống như mùi nhựa và khi nấu không nở như gạo thường mà rời rạc.
Hôm nay (5/4), ông Nguyễn Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết Cục đã nhận được một mẫu gạo được cho là “gạo giả” theo thông tin trên. Cục đã chuyển mẫu gạo này đến Trung tâm kiểm nghiệm của Cục kiểm định.
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt so với gạo thông thường (được so sánh với gạo Khang Dân, một loại gạo phổ biến hiện nay).
Theo kết quả kiểm định, cụ thể hàm lượng amelo khoảng 26% (gạo Khang Dân cũng có chỉ số như vậy), protein 6,5 % ( chỉ số này gạo Khang Dân là 6,7%). Khi nghiền xay ở dạng bột, mẫu được cho là “gạo giả” cũng không có sự khác biệt đáng kể, không có mùi lạ.
Ông Quảng cho biết khi nấu cơm bằng gạo này chậm chín hơn so với gạo thường, có thể do hàm lượng amelo cao hơn. Có thể khẳng định đây vẫn là gạo thật.
Ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, trước đây tại TP. Hồ Chí Minh cũng từng xuất hiện thông tin có gạo giả, đến nay là Hà Nội. Ngay khi có thông tin này, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã chỉ đạo các Trung tâm chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc hệ thống vùng của Cục đi lấy mẫu kiểm tra. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa phát hiện được mẫu gạo giả nào.
Ông Hào khằng định: “Nếu phát hiện được gạo giả, chúng tôi sẽ cho tiến hành truy xuất nguồn gốc và xử lý theo đúng quy định của pháp luật”.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 300 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS) - chủ yếu là tôm, cá - tại thôn Huỳnh Giản Bắc và Huỳnh Giản Nam, xã Phước Hòa (Tuy Phước - Bình Định) bị nhiễm phèn nặng nên người NTTS tại đây thường xuyên rơi vào cảnh mất mùa, thua lỗ.

Theo Sở NN&PTNT, tình hình xuống giống vụ lúa - tôm của nông dân hiện gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng thời tiết không thuận lợi, xâm nhập mặn…

Sau khi thu hoạch xong tôm vụ 2, nhiều gia đình ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An vẫn tiếp tục đầu tư nuôi tôm vụ 3, với kỳ vọng tôm sẽ tăng giá trở lại.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 16/2015/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 4 năm 2015 (Có hiệu lực từ ngày 10/10/2015) quy định về quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản. Nội dung cụ thể như sau:

Ngày 9-11, Sở NN-PTNT đã chủ trì phối hợp với các Sở TN-MT, GT-VT, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, UBND TP. Vũng Tàu, UBND TP. Bà Rịa… tổ chức điều tra, khảo sát, bố trí sắp xếp khu nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu).