Ngựa Bạch Ông Hoàn
Nhờ nuôi ngựa bạch, gia đình ông Nguyễn Văn Hoàn thôn 3, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên (Bắc Giang) có thu nhập ổn định từ 70 đến 90 triệu đồng/năm.
Khu chuồng nuôi của ông Hoàn hiện có 10 con ngựa bạch. Con nào con ấy béo khoẻ, lông trắng như tuyết, móng và mắt có màu hồng. Ông Hoàn phấn khởi cho biết: "Tôi vừa bán một con ngựa bạch giá 60 triệu đồng cho thương lái ở Hiệp Hoà, trừ chi phí lãi gần 5 triệu đồng. Thông thường ngựa bắt về được vỗ béo 4 -5 tháng mới bán nhưng nếu gặp khách, được giá, có con vừa mua về tôi đã bán luôn”.
Cách đây gần 30 năm, khi lên Thái Nguyên, lần đầu tiên ông Hoàn nhìn thấy loài ngựa toàn thân màu trắng, mắt, móng đều màu hồng. Thấy lạ và đẹp ông "mê” quá. Tuy nhiên, để mua được một con ngựa loại này thời điểm đó không dễ bởi giá khá cao, khoảng 4 triệu đồng.
Suy tính mãi, ông quyết định bán ngựa màu của nhà, vay thêm tiền ngược lên Thái Nguyên "săn” ngựa bạch về nuôi. Ông nói: "Tôi nhớ mãi ngày dắt ngựa về làng. Trẻ con người lớn tò mò kéo đến xem rất đông. Họ ngắm, bình phẩm và không ai nghĩ làm giàu từ nuôi loài vật này”.
Ngoài việc chăm sóc tỷ mỷ hằng ngày, ông thường xuyên đọc sách, học hỏi kinh nghiệm, mời cán bộ thu ý về hướng dẫn cách phòng bệnh, nuôi dưỡng để ngựa luôn khoẻ mạnh. Ngựa cũng giống như những gia súc khác, không kén ăn. Thức ăn của chúng là cỏ, rơm, lá rau xanh và một phần thức ăn tinh như bột ngô, cám gạo.
Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, 6 tháng sau, ông bán con ngựa bạch lãi gấp đôi so với số vốn bỏ ra. Ông tiếp tục mua một cặp về nuôi sau đó tăng dần số lượng. Từ năm 2000 tới nay, trong chuồng nhà ông luôn có từ 10-12 con, nhiều nhất trong thôn.
Theo ông Hoàn, ngựa bạch có giá cao bởi thịt giàu dinh dưỡng và còn là nguyên liệu làm thuốc quý. Do vậy đã có trường hợp dùng hoá chất tẩy lông ngựa màu thành màu trắng nhưng mắt và móng không hồng như ngựa bạch. Gần chục năm nay, người tìm mua loài ngựa này ngày càng nhiều, giá theo đó cũng tăng.
Một con ngựa bạch vừa tách mẹ có giá 25 triệu đồng. Con to, đẹp giá từ 60-70 triệu đồng. Mỗi năm ông lãi khoảng 70- 90 triệu đồng từ nghề này. Nguồn thu từ ngựa bạch giúp gia đình ông Hoàn cải thiện cuộc sống, chăm lo cho con học hành và xây dựng nhà cửa khang trang.
Không chỉ có vậy ông Hoàn còn nấu rượu và làm nghề xay xát gạo, tận dụng bỗng rượu và bổi cám làm thức ăn cho ngựa để giảm bớt chi phí đầu vào. Vừa qua ông Hoàn mua 2 ha rừng để mở rộng quy mô chăn nuôi. Nhiều năm liền, gia đình ông được UBND huyện công nhận là hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Nhiều người dân trong thôn cũng làm theo mô hình của ông Hoàn. Bình quân mỗi hộ có từ 3-4 con. Thôn 3 trở thành địa chỉ cung cấp ngựa bạch cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Kết quả, mẫu xét nghiệm đàn gia cầm của 10 hộ chăn nuôi tại các địa phương nói trên cho kết quả dương tính với cúm A (H5N1) đã được đơn vị trực thuộc của Sở NN-PTNT cùng với chính quyền địa phương và người chăn nuôi tiêu hủy toàn bộ với trên 10.000 con.
Giá rau sau Tết Nguyên đán rớt giá thê thảm khiến nhiều nông dân trồng rau huyện Đak Pơ (Gia Lai) rơi vào cảnh trắng tay. Trước tình hình đó, mặc dù giá cả so với trước Tết có giảm, nhưng với mức giá từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/kg, cây ớt hiện đang trở thành niềm hy vọng của bà con nơi đây.
Là một trong những địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất của huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), thời gian qua, lãnh đạo xã Tân Phước Hưng không ngừng vận động người dân chuyển đổi giống mía trong sản xuất, nhất là những giống mía cũ bằng giống mía mới có chất lượng nhằm hạn chế sâu bệnh, tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề chuyển đổi giống mía hiện vẫn còn nhiều bất cập.
Theo Ban Quản lý Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ phối hợp với các viện, trường để nghiên cứu công nghệ sơ chế, tồn trữ hành tím hiệu quả để áp dụng.
Dù cao su vào chu kỳ khai thác nhưng giá xuống quá thấp, tiền bán mủ không đủ chi phí, người trồng cao su tại huyện Krông Nô (tỉnh Đăk Nông) phải chặt bỏ. Ân hận vì chạy theo phong trào trồng cao su một cách tự phát thì đã muộn…