Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong chè Phú Thọ

Không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong chè Phú Thọ
Ngày đăng: 27/10/2015

Đoàn Thanh tra của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã thanh tra tại 9 cơ sở sản xuất chè, trong đó 2 cơ sở huyện Thanh Ba, 3 cơ sở huyện Hạ Hòa, 1 cơ sở huyện Yên Lập, 3 cơ sở tại huyện Tân Sơn.

Đoàn đã lấy 7 mẫu chè tươi gửi phân tích, kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Kết quả cả 7/7 mẫu chè búp tươi không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Qua thanh tra cho thấy, các cơ sở sản xuất chè đều có sổ ghi chép ngày cấp thuốc, ngày phun, thời gian cách ly.

Thuốc bảo vệ thực vật các cơ sở sử dụng đều nằm trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam và còn hạn sử dụng.

Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được các cơ sở thu gom xử lý theo quy định.

Người phun thuốc được hướng dẫn sử dụng đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cá nhân: ủng, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ.

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng kho chứa thuốc bảo vệ thực vật tại nhiều cơ sở chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật, không có trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, biển cảnh báo kho thuốc.

Phần lớn đội trưởng, cán bộ kỹ thuật các đội sản xuất của công ty, xí nghiệp chè còn nắm chưa chắc quy định trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Trước đây, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ dịch hại trên chè tại địa bàn tỉnh diễn ra khá phổ biến.

Nhiều nông dân phun thuốc không theo đúng liều lượng khuyến cáo.

Một số người dân vẫn sử dụng hoạt chất mà chỉ khuyến cáo dùng trên cây cà phê, cao su để phòng trừ dịch hại trên chè, dẫn tới nên hiện tượng sâu kháng thuốc, làm bùng phát dịch hại.

Đây là nguyên nhân chính để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép trên sản phẩm chè.

Trước thực tế này, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp với địa phương, cơ sở sản xuất kinh doanh chè tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người làm chè sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; thực hiện thâm canh trong sản xuất chè để cải tạo và nâng năng suất, sản lượng và chất lượng chè búp tươi đáp ứng nhu cầu cho chế biến nội tiêu và suất khẩu.

Đồng thời tăng cường quản lý dịch hại tổng hợp IPM và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè, áp dụng đồng bộ giải pháp như lựa chọn giống, trồng cây che bóng đúng kỹ thuật, bón phân, tưới nước.

Chi cục cũng khuyến cáo người trồng chè chỉ phun thuốc bảo vệ thực vật khi tỷ lệ bệnh, mật độ sâu vượt ngưỡng bằng các loại thuốc có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

Bà con không sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Fipronil, Acetamiprid, Imidacloprid trên cây chè; đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; ghi chép đầy đủ các thông tin khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất và tổ chức thu gom, tiêu hủy vỏ bao bì thuốc sau sử dụng theo quy định.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Rắn, Kiếm Hàng Nghìn Nuôi Rắn, Kiếm Hàng Nghìn "Đô" Mỗi Tháng

Mỗi năm, anh Bùi Hoàng Bằng, 34 tuổi, ở ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xuất bán từ 6.000 rắn giống với giá 80.000 - 100.000 đồng/con (tùy theo trọng lượng) và cộng với số tiền bán rắn thương phẩm mỗi năm anh Bằng thu 400 triệu đồng/năm.

27/10/2014
Tôm Tít Xuất Hiện Dày Ở Đầm Ô Loan Tôm Tít Xuất Hiện Dày Ở Đầm Ô Loan

Dùng chấn lưới, chỉ từ 17 giờ ngày hôm trước, đến 3 giờ sáng ngày hôm sau, bình quân mỗi ngư dân tại đây khai thác được từ 60 đến 80kg tôm tít. Có nhiều ngư dân khai thác được hơn 150kg tôm tít. Ước sản lượng tôm tít khai thác được trong 3 ngày qua ở huyện Tuy An (Phú Yên) lên đến 15 tấn.

27/10/2014
Trạm Khuyến Nông Thị Xã Tân Châu Trình Diễn Mô Hình “Nuôi Cá Còm” Trạm Khuyến Nông Thị Xã Tân Châu Trình Diễn Mô Hình “Nuôi Cá Còm”

Cá Còm còn gọi là cá Nàng hai, sống ở nước ngọt và lợ, đây là loại cá có chất lượng thịt ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn cao cấp. Hiện tại loài cá này bị khai thác quá mức, đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Tuy nhiên, những năm gần đây có nhiều cơ sở, trung tâm nghiên cứu và sinh sản thành công loài cá còm này và cung cấp giống cho người nuôi, không phải phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên.

27/10/2014
Phát Triển Thủy Sản Miền Núi Phát Triển Thủy Sản Miền Núi

Khu vực miền núi tỉnh Nghệ An có hàng trăm hồ đập thủy lợi nhỏ và hàng ngàn ao chuôm. Xác định đây là môi trường rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nên thời gian qua hệ thống KN-KN đã tập trung xây dựng các mô hình ương nuôi cá giống...

27/10/2014
Cánh Đồng Mẫu Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Nâng Cao Năng Suất Tôm Nuôi Cánh Đồng Mẫu Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Nâng Cao Năng Suất Tôm Nuôi

Cánh đồng mẫu (CĐM) nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) được thực hiện tại xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Qua hơn 5 tháng triển khai thực hiện, kết quả lợi nhuận tăng bình quân16,4 triệu đồng/ha. Mô hình này được nông dân trong xã khẳng định hiệu quả và đang triển khai nhân rộng cho vụ nuôi tới.

27/10/2014