Không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong chè Phú Thọ

Đoàn Thanh tra của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã thanh tra tại 9 cơ sở sản xuất chè, trong đó 2 cơ sở huyện Thanh Ba, 3 cơ sở huyện Hạ Hòa, 1 cơ sở huyện Yên Lập, 3 cơ sở tại huyện Tân Sơn.
Đoàn đã lấy 7 mẫu chè tươi gửi phân tích, kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Kết quả cả 7/7 mẫu chè búp tươi không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Qua thanh tra cho thấy, các cơ sở sản xuất chè đều có sổ ghi chép ngày cấp thuốc, ngày phun, thời gian cách ly.
Thuốc bảo vệ thực vật các cơ sở sử dụng đều nằm trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam và còn hạn sử dụng.
Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được các cơ sở thu gom xử lý theo quy định.
Người phun thuốc được hướng dẫn sử dụng đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cá nhân: ủng, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ.
Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng kho chứa thuốc bảo vệ thực vật tại nhiều cơ sở chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật, không có trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, biển cảnh báo kho thuốc.
Phần lớn đội trưởng, cán bộ kỹ thuật các đội sản xuất của công ty, xí nghiệp chè còn nắm chưa chắc quy định trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Trước đây, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ dịch hại trên chè tại địa bàn tỉnh diễn ra khá phổ biến.
Nhiều nông dân phun thuốc không theo đúng liều lượng khuyến cáo.
Một số người dân vẫn sử dụng hoạt chất mà chỉ khuyến cáo dùng trên cây cà phê, cao su để phòng trừ dịch hại trên chè, dẫn tới nên hiện tượng sâu kháng thuốc, làm bùng phát dịch hại.
Đây là nguyên nhân chính để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép trên sản phẩm chè.
Trước thực tế này, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp với địa phương, cơ sở sản xuất kinh doanh chè tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người làm chè sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; thực hiện thâm canh trong sản xuất chè để cải tạo và nâng năng suất, sản lượng và chất lượng chè búp tươi đáp ứng nhu cầu cho chế biến nội tiêu và suất khẩu.
Đồng thời tăng cường quản lý dịch hại tổng hợp IPM và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè, áp dụng đồng bộ giải pháp như lựa chọn giống, trồng cây che bóng đúng kỹ thuật, bón phân, tưới nước.
Chi cục cũng khuyến cáo người trồng chè chỉ phun thuốc bảo vệ thực vật khi tỷ lệ bệnh, mật độ sâu vượt ngưỡng bằng các loại thuốc có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.
Bà con không sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Fipronil, Acetamiprid, Imidacloprid trên cây chè; đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; ghi chép đầy đủ các thông tin khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất và tổ chức thu gom, tiêu hủy vỏ bao bì thuốc sau sử dụng theo quy định.
Related news

Sự phát triển đáng nể của ngành nông nghiệp trong hơn 2 thập niên qua, với hàng loạt mặt hàng nông sản top đầu thế giới cả về sản lượng, năng suất như lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, khoai mì (sắn) khiến nhiều nước vừa kinh ngạc, vừa khâm phục.

Nhóm nghiên cứu đề tài “Xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng hợp sâu đục củ khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long” thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long và Bộ môn BVTV- Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) vừa tổ chức hội thảo báo cáo công tác nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp phòng trị sâu đục củ khoai lang, bước đầu cho nhiều kết quả khả quan.

Trong lúc nhiều nông dân ở ĐBSCL trồng lúa không có lãi do giá thành quá cao thì nhiều hộ dân ở huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) và Phú Tân (An Giang)... cùng rủ nhau trồng lúa theo mô hình “một phải, sáu giảm” vì giúp giảm đáng kể giá thành, tăng thu nhập.

Mấy chục năm có mặt ở Đà Lạt, phương thức trồng dâu tây của nông dân vẫn không có gì thay đổi. Đó là trồng ở ngoài ruộng và nhân giống bằng cách tách thân bò và cây con từ cây chính để trồng lại. Sau nhiều năm, giống dâu tây phát sinh nhiều thứ bệnh như héo lá, đốm đỏ, vàng mép lá, đặc biệt virus xoắn lá làm giảm năng suất và phẩm chất trái dâu. Điều này buộc người nông dân ngày càng sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn, đặc biệt là các loại thuốc diệt nấm.

Tiếp đó, ngày 17-7 tại TP.HCM sẽ diễn ra hội thảo và họp báo tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các nhà phân phối và người tiêu dùng về tầm quan trọng của việc phân phối và sử dụng nước mắm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc. Một hội thảo tương tự sẽ diễn ra tại thủ đô Hà Nội vào ngày 22-7.