Không Có Chất Cấm Trong Sản Phẩm Gold Protein

Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) Bộ Công an tiếp tục gửi mẫu sản phẩm Gold Protein đã thu giữ của Công ty TNHH sản xuất Nam Hoa và Công ty TNHH Hồng Triển (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM) đi kiểm nghiệm tại phòng phân tích thức ăn chăn nuôi thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam.
Qua kiểm nghiệm bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ để định lượng các chất cấm đã không phát hiện salbutamol, clenbuterol và ractopamine (chất tạo nạc cấm sử dụng) có trong sản phẩm Gold Protein.
Trước đó C49 thu giữ 1,4 tấn Gold Protein Peptide (SSI) nghi có chứa chất tạo nạc bị cấm do 2 Cty nói trên nhập khẩu. Dù chưa được kiểm định độ chính xác nhưng nguồn tin lập tức rò rỉ và một số tờ báo đồng loạt loan tin về sản phẩm Gold Protein Peptide (được Bộ NN-PTNT cho phép nhập khẩu) chứa chất cấm khiến DN điêu đứng; thậm chí Bộ NN-PTNT cũng bị “mang tiếng” là cho phép nhập khẩu sản phẩm "chứa chất cấm".
Theo Cục Chăn nuôi – Bộ NN-PTNT, Gold Protein Peptide là một dạng peptide của protein, được thuỷ phân từ đậu tương, làm cho vật nuôi dễ tiêu hoá, hấp thụ thức ăn tốt hơn, đương nhiên đây không phải chất cấm mà ngược lại có lợi cho vật nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, năm 2013, tỉnh phấn đấu đưa tổng diện tích sản xuất vụ lúa mùa, hè thu, đông xuân và thu đông lên hơn 733.850 ha; dự kiến năng suất bình quân 6 tấn/ha và phấn đấu đưa sản lượng lên 4,4 triệu tấn.

Hiện nông dân ở các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu thu hoạch rộ dưa hấu. Theo nhiều người trồng dưa, chưa có năm nào dưa hấu giữ giá ổn định lâu như năm nay. Được mùa, được giá người trồng dưa ai nấy đều có chung tâm trạng phấn khởi.

Người trồng rau sử dụng thuốc kích thích quá độc, liều lượng cao, gần ngày thu hoạch thì dư lượng thuốc còn lại trong rau sẽ vượt mức cho phép, gây ngộ độc...

Ngày 29-3, tại khu vực biển Ninh Chử - Bình Sơn, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức thả tôm sú giống tái tạo nguồn lợi thủy sản, với số lượng 76 vạn con (post 25). Ngoài ra, Trung tâm giống hải sản cấp 1 cũng hỗ trợ thêm 8 vạn con giống tham gia chương trình.

Thời gian gần đây, vào một số nhà hàng ở TP Vinh (tỉnh Nghệ An) thực khách được thưởng thức các món ngon được chế biến từ cây măng tây. Người thưởng thức rất ngạc nhiên khi biết món ăn có nguồn gốc từ các nước Âu - Mỹ này lại được trồng ngay chính trên đất Nghệ An và một số địa phương khác. Tại Nghệ An, chỉ sau hơn một năm du nhập, cây măng tây đã thích nghi với thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây và đang hứa hẹn mang lại thu nhập cao.