Trăn Trở Nghề Khai Thác Mực

Với đội tàu khai thác mực hàng trăm chiếc, hằng năm, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) cung cấp hàng trăm tấn khô mực cho thị trường trong và ngoài nước. Khô mực Sông Ðốc khẳng định chất lượng vì mềm, ngọt, thơm. Ðó là niềm tự hào của ngư dân Sông Ðốc nhiều năm qua. Tuy nhiên, hiện nay khô mực Sông Ðốc có nguy cơ mai một do đội tàu khai thác mực chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
Anh Nguyễn Văn Tươi, ngư dân đánh bắt mực và bạch tuộc ở khóm 1, thị trấn Sông Ðốc, cho biết, không hiểu vì lý do gì bắt đầu từ tháng 7/2014, giá mực tươi và khô mực giảm từ 40 - 50% so với năm ngoái. Trung bình mỗi chuyến ra khơi câu mực, mỗi chủ ghe như anh Tươi lỗ cả trăm triệu đồng. Nên khi nghe tin có người mua con banh lông có giá, thế là dân làm nghề câu mực mua sắm trang thiết bị đi cào banh lông. Ngư cụ hành nghề này cực kỳ đơn giản, chỉ cần gắn thêm 2 cần và lồng cào phía sau thế là ra khơi.
Con banh lông có hình dạng tròn như trái banh loại nhỏ, sống vùi sâu dưới lớp bùn, cát. Trước đây ngư dân các vùng biển hầu như không khai thác loại này. Ðầu năm 2014, thương lái Trung Quốc đến tỉnh Kiên Giang đặt mua con banh lông với giá cao nên ngư dân ở đây tập trung cải tạo ghe thuyền, đầu tư lồng cào để khai thác. Cào con banh lông từ biển lên, ngư dân chỉ việc xẻ làm đôi, bỏ vào thùng ướp muối rồi vào bờ bán cho các vựa hải sản.
Thông tin này lan sang Cà Mau thế là ghe câu mực chuyển nghề. Ðáng nói là từ mức chào giá ban đầu ngất ngưởng gần 1 triệu đồng/kg, nay banh lông rớt xuống chỉ còn trên dưới 150.000 đồng/kg. Do chỉ duy nhất một đầu ra là thương lái Trung Quốc khiến giá cả con banh lông bấp bênh.
Ðồng thời, việc cào xới đáy biển để khai thác loài hải sản này đang huỷ diệt môi trường biển. Nếu như trước đây chỉ cần đưa ghe ra khơi chừng mấy chục hải lý, thả lồng cào là thu hoạch được banh lông, nay phải đi xa gấp đôi, gấp ba mới mong đánh bắt có.
Thời gian gần đây giá mực tươi và mực khô trên thị trường đã tăng trở lại. Mùa câu mực đang đến gần, nếu ngư dân mãi mê “đuổi hình bắt bóng”, chạy theo con banh lông thì khô mực Sông Ðốc sẽ giảm sản lượng và mất dần “thương hiệu”. Thiết nghĩ, cơ quan chức năng nên tuyên truyền, giáo dục để ngư dân thấy được lợi bất cập hại của việc chuyển nghề từ câu mực sang cào banh lông.
Có thể bạn quan tâm

Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Gia Lai được triển khai trên địa bàn huyện Đak Đoa đã được 4 năm. Qua thời gian thực hiện nhiều mô hình, cách làm mới trong sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương từng bước đi vào ổn định phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thị trường hiện nay.

Chỉ bằng những nguyên liệu đơn giản như gạch, cát và xi măng… chị Lê Thị Ánh ở xóm La Đuốc, xã Tân Kim (Phú Bình - Thái Nguyên) đã sáng tạo ra phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến giúp tiết kiệm đến 60% chi phí so với sử dụng bóng đèn điện và giảm ô nhiễm môi trường so với dùng than tổ ong.

Ngày 28-7, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai phối hợp Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ tổ chức họp báo bàn về giải pháp gỡ khó cho chăn nuôi gia cầm trong giai đoạn hiện nay. Dịp này, 2 bên cùng ký biên bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương… đề nghị điều tra chống bán phá giá với mặt hàng thịt gà nhập khẩu.

Chiều ngày 29-7, tại UBND xã Gia Hòa 2 (Mỹ Xuyên - Sóc Trăng), Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị hữu quan tổ chức cấp bò sinh sản cho một số hộ dân trên địa bàn xã Gia Hòa 2.

Trạm Khuyến nông huyện Lục Nam (Bắc Giang) đang triển khai mô hình nuôi gà Đông Tảo thương phẩm cho 10 hộ dân thuộc các xã Tam Dị, Chu Điện, Phương Sơn với tổng kinh phí 90 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện.