Khơi thông dòng chảy cho nông nghiệp, nông thôn
Qua việc áp dụng chính sách cho vay nông nghiệp nông thôn, một số quy định tại Nghị định 41/2010/NĐ-CP đã không còn phù hợp với tình hình thực tế, do đó những điểm mới theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng này mới được Chính phủ ban hành sẽ là bước đột phá đối với doanh nghiệp và nông dân.
Theo nghị định mới, có 7 lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT) gồm cho vay các nhu cầu phục vụ đời sống của cư dân trên địa bàn nông thôn; cho vay theo các chương trình kinh tế liên quan đến lĩnh vực NNNT của Chính phủ; cho vay các chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ; cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ trên địa bàn nông thôn; cho vay để sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp; cho vay phát triển ngành nghề tại địa bàn nông thôn; cho vay phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Trước đây, trong khi thực hiện Nghị định 41, nhiều nông dân thực thụ nhưng chỉ vì hộ khẩu không nằm ở khu vực nông thôn nên không được tiếp cận vốn vay. Điểm mới trong Nghị định 55 quy định người được vay vốn phục vụ phát triển NNNT bao gồm cả các cá nhân, hộ gia đình có tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp sinh sống trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn, mà Nghị định cũ đã loại trừ.
Ngoài việc bổ sung đối tượng vay vốn, mức cho vay không cần tài sản đảm bảo cũng được nâng lên cho phù hợp với quy mô và chi phí sản xuất nông nghiệp hiện nay. Mức cho vay không có tài sản đảm bảo được nâng lên gấp 1,5 đến 2 lần so với trước. Một điểm mới nữa là nghị định có quy định riêng về chính sách tín dụng khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, cũng đơn giản hóa thủ tục, chi phí cho khách hàng vay; khuyến khích khách hàng tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp…
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và lợi thế so với các địa phương khác trong khu vực, Gia Lai có tiềm năng phát triển nhanh và bền vững các loại cây công nghiệp. Thực tế, qua quá trình thực hiện tín dụng NNNT thời gian qua, với các cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế vay vốn đầu tư vào lĩnh vực NNNT, đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, trong đó tập trung chủ yếu phát triển cây công nghiệp chủ lực của địa phương như trồng, chăm sóc, chế biến cà phê, cao su, hồ tiêu... Nhờ đó, nông dân cũng như doanh nghiệp đã đầu tư phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Các mô hình sản xuất kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi được hình thành.
Đầu tư tín dụng NNNT đã phát huy tích cực vai trò tự chủ của kinh tế hộ, đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế hợp tác. Vốn ngân hàng còn tham gia đầu tư cho việc mua sắm máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất, vận chuyển hàng hóa, phát triển hạ tầng, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Nếu như cuối năm 2010 dư nợ tín dụng khu vực NNNT chỉ đạt 7.221 tỷ đồng (chiếm 32,2% tổng dư nợ) thì đến nay con số này đã gần 20.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 47% tổng dư nợ). Quy mô tín dụng tăng gấp 2,6 lần, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 27,2%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ quay vòng vốn nhanh chứng tỏ vốn ngân hàng được nông dân và doanh nghiệp vùng nông thôn sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống thấp.
Hiện nay, tất cả các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn đều tham gia cho vay NNNT. Phát huy kết quả đạt được, khi thực hiện Nghị định mới này, cơ chế mở hơn sẽ tạo cú hích cho các tổ chức tín dụng đẩy mạnh đầu tư vốn phát triển lĩnh vực NNNT trên địa bàn; qua đó góp phần gia tăng sức cạnh tranh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà.
Related news
Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho biết liên kết theo chuỗi trong chăn nuôi đang phát triển nhanh, nhưng giá trị từ các mô hình liên kết vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị ngành chăn nuôi. Do đó, tiềm năng để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi liên kết theo chuỗi GTGT vẫn còn rất lớn.
Ông Huỳnh Văn Năng ở ấp Phước Hòa A, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết: “Vụ này tôi trồng 4 công khoai mì chỉ bán được hơn 5 triệu đồng, trừ hết các chi phí như phân bón, thuốc BVTV, thuê nhân công thu hoạch coi như công sức mấy tháng trời chẳng thu được đồng nào. Người trồng càng nhiều càng lỗ nặng hơn”.
Trồng thanh long sau Long An nhưng Bình Thuận nhanh chóng trở thành thủ phủ của cây này với 24.000 ha, gấp 1.000 lần so với cách đây 20 năm. Năm 1990, anh Trần Ngọc Hiệp bán chiếc xe máy Honda 67 mua được 3 ha đất tại Hàm Thuận Nam đã trồng thử và điều bất ngờ đã đến, đất đai tại Bình Thuận còn hợp thanh long hơn so với Long An, nơi anh lấy giống. Rồi từ 3 ha đấy anh phát triển lên 30, 70, 100, 300 ha.
Diện tích lúa thơm tiếp tục mở rộng SX theo hướng hợp tác liên kết. Nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân SX trên cánh đồng lớn. Trong khi đó, gạo thơm có ưu thế trên thị trường.
Trao đổi với NNVN chiều 16/12, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NN-PTNT), đơn vị đầu mối được giao kiểm dịch các mặt hàng có nguồn gốc thực vật trước khi XNK vào Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/1/2015 Việt Nam sẽ tạm dừng cấp phép NK các mặt hàng trái cây có xuất xứ từ Úc (Australia).