Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khôi Phục Và Phát Triển Nghề Nuôi Thả Cánh Kiến Đỏ Tại Mường Lát

Khôi Phục Và Phát Triển Nghề Nuôi Thả Cánh Kiến Đỏ Tại Mường Lát
Ngày đăng: 22/07/2014

Nhựa cánh kiến đỏ (CKĐ) là sản phẩm được tiết ra từ một loại côn trùng sống tập trung ký sinh trên một số loài cây chủ ngắn ngày và dài ngày. Ngày nay, nhựa CKĐ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đặc biệt là làm chất phụ gia trong sản xuất bao bì tự hủy – một loại sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho bao bì bằng polyetylen.

Trước đây, Thanh Hóa là một trong những tỉnh có sản lượng CKĐ nhiều, tuy nhiên, do thị trường không ổn định, giả cả bấp bênh khiến cho nghề sản xuất CKĐ bị mai một dần. Nhằm khôi phục và phát triển nghề sản xuất CKĐ, Quỹ môi trường toàn cầu – chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam (GEF SGP) đã tài trợ Dự án “Góp phần khôi phục và phát triển bền vững nghề sản xuất CKĐ tại huyện Mường Lát” (từ 2011 đến 2013), với tổng kinh phí gần 1,6 tỷ đồng, trong đó GEF SGP tài trợ gần 975 triệu đồng, còn lại là kinh phí đối ứng của UBND tỉnh và cộng đồng.

Dự án được triển khai tại 4 xã, thị trấn là: Tam Chung, Quang Chiểu, Pù Nhi và thị trấn Mường Lát với các hoạt động chính là thử nghiệm và hoàn thiện các mô hình nuôi thả CKĐ trên cây chủ ngắn ngày, dài ngày phân tán và tập trung; xây dựng 2 mô hình giữ giống CKĐ tại cộng đồng trên các loại cây chủ đậu thiều, cọ phèn và cọ khiết để có khả năng cung cấp giống phục vụ sản xuất trong vùng; xây dựng vùng quy hoạch phát triển nghề nuôi thả CKĐ ở một xã, có sự tham gia của cộng đồng cho giai đoạn 2011-2015; tiêu thụ sản phẩm...

Để nâng cao năng lực cho bà con và cộng đồng về kỹ thuật và tiếp cận thị trường nuôi thả CKĐ, cùng với việc tổ chức các cuộc hội thảo về kỹ thuật trình diễn mô hình, phát triển vùng nguyên liệu, ban điều hành dự án còn tổ chức hàng chục lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, tạo tán lá cây chủ, nuôi thả CKĐ cho gần 1.000 lượt người.

Với phương pháp tập huấn “cầm tay chỉ việc”, người dân đã được thực hành ngay tại hiện trường, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình trồng và chăm sóc để áp dụng hiệu quả vào quá trình sản xuất gia đình.

Theo đánh giá của ban điều hành dự án, qua 3 năm thực hiện đã thu hút trên 660 hộ tham gia trên tổng diện tích gần 210 ha với 2 loại cây chủ lực là đậu thiều và cọ khiết là các loài cây đa tác dụng và là cây chủ nuôi thả CKĐ mang lại hiệu quả kinh tế.

Trong đó, cây cọ khiết tập trung để nuôi thả CKĐ có thu nhập hàng năm cao hơn nhiều so với trồng cây lâm nghiệp và nông nghiệp, với giá trị có thể đạt hơn 62 triệu đồng/ha/năm, còn cây lúa, ngô chỉ đạt khoảng 12 triệu đồng/ha/năm.

Về tiêu thụ sản phẩm, cùng với tiêu thụ trong nước, CKĐ đã được một doanh nghiệp ở Hà Nội chào hàng xuất khẩu đi Ấn Độ và Nhật Bản. Sau khi kiểm nghiệm chất lượng đã được 2 nước ký hợp đồng nguyên tắc về nhập sản phẩm CKĐ với số lượng lên đến hàng trăm tấn/năm và đầu tháng 4-2014, lô hàng sặng kiến đỏ đầu tiên đã được xuất đi Ấn Độ.

Trong quá trình thực hiện dự án, huyện Mường Lát đánh giá cao việc quy hoạch vùng nuôi thả CKĐ tại xã Quang Chiểu và coi đây là mô hình phát triển kinh tế mới của huyện trong những năm tới. Bà Lương Thị Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Quang Chiểu, cho biết: Năm 2011, xã đã triển khai dự án và nuôi thả CKĐ trên thân hai cây chủ chính là cây cọ phèn và đậu thiều, trong đó trồng đậu thiều được kết hợp với sản xuất nông nghiệp để nuôi thả CKĐ.

Trong 3 năm thực hiện dự án, toàn xã đã trồng được 15,5 ha đậu thiều nuôi thả CKĐ, với năng suất bình quân đạt từ 300 đến 350 kg/ha. Từ hiệu quả nghề nuôi thả CKĐ đã mở ra hướng phát triển mới, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đồng thời tạo thêm việc làm cho nhiều lao động địa phương lúc nông nhàn.

Hiệu quả đã được khẳng định, nhưng để phát triển bền vững, địa phương rất mong được các ngành cấp tỉnh và huyện có kế hoạch mở rộng diện tích phù hợp, đồng thời quan tâm tìm đầu ra ổn định lâu dài cho sản phẩm để bà con nông dân yên tâm sản xuất. Là một trong những gia đình tiên phong trong việc thực hiện dự án, chị Tặng Thị Mụi (bản Suối Tút), cho biết: Năm 2013, gia đình nuôi thả CKĐ trên diện tích 1 ha.

Do mùa đông giá rét kéo dài, đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, nên sản lượng bình quân chung cả năm chỉ đạt khoảng 2 tạ/ha. Tuy vậy, sau khi bán hết sản phẩm cũng thu về gần 20 triệu đồng, tăng hơn nhiều so với trồng một số loại cây trồng khác. Hiện, gia đình vẫn tiếp tục nuôi thả CKĐ.

Được biết, từ thành công của dự án và đề nghị của huyện Mường Lát, UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung cây cọ khiết vào cơ cấu cây trồng rừng sản xuất nuôi thả CKĐ ở Mường Lát và các huyện có điều kiện trong những năm tới.


Có thể bạn quan tâm

Nguyên Liệu Cá Tra Sẽ Không Thiếu Nguyên Liệu Cá Tra Sẽ Không Thiếu

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo rằng khó khăn về thị trường cùng với dịch bệnh thủy sản chưa có dấu hiệu dừng lại khiến nguồn nguyên liệu cho năm 2013 không ổn định, qua đó, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Nhưng ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lại cho rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết trong năm nay.

03/01/2013
Quản Lý Nghề Bẫy Tôm Hùm Con Ở Bình Thuận Quản Lý Nghề Bẫy Tôm Hùm Con Ở Bình Thuận

Hoạt động khai thác tôm hùm con, mà chủ yếu là nghề bẫy bắt để phục vụ nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đã phát triển mạnh tại vùng ven biển Bình Thuận. Việc này đã gây ảnh hưởng đến nguồn lợi tôm hùm trong tự nhiên. Đồng thời việc giăng mắc ngư lưới cụ cố định để bẫy bắt tôm hùm con tràn lan trong các khu vực ven bờ đã cản trở hoạt động đi lại của tàu thuyền cũng như hoạt động tắm biển, vui chơi, giải trí tại các khu du lịch ven biển, gây tranh chấp ngư trường đánh bắt, làm ảnh hưởng an ninh trật tự vùng ven biển.

04/01/2013
Hợp Tác Mới Về Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Đức Trọng (Lâm Đồng) Hợp Tác Mới Về Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Đức Trọng (Lâm Đồng)

Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, hợp đồng bao tiêu sản phẩm sữa tươi giữa Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalatmilk) với 54 hộ nông dân huyện Đức Trọng lần lượt được triển khai trong thời hạn 3 năm. Đây là hợp đồng mở rộng sau thành công của một liên minh thuộc hợp phần Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng thực hiện từ năm 2010 đến năm 2012.

05/01/2013
Để Nông Dân Chăn Nuôi Bò Sữa Phát Triển Bền Vững Để Nông Dân Chăn Nuôi Bò Sữa Phát Triển Bền Vững

Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam chỉ mới đáp ứng 25% nhu cầu thị trường nhưng người nông dân chăn nuôi bò sữa lại đang có xu hướng chuyển sang những ngành kinh doanh khác do ở những khu vực chăn nuôi bò sữa chủ yếu hiện nay, quỹ đất dành cho chăn nuôi không còn nhiều lại đang có xu hướng đô thị hóa, dẫn đến lợi nhuận thu được từ việc sử dụng đất để trồng cỏ nuôi bò dần dần sẽ không hấp dẫn bằng kinh doanh các ngành nghề khác…

09/01/2013
Những Mô Hình Nuôi Rắn Giảm Nghèo Ở Đồng Tháp Những Mô Hình Nuôi Rắn Giảm Nghèo Ở Đồng Tháp

Nông dân ngày nay rất sáng tạo, có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao. Trong đó có nhiều mô hình nuôi rắn giúp nông dân làm giàu, phát triển kinh tế gia đình.

09/01/2013