Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn

PGS.TS Hà Thanh Toàn, hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, cho biết Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.
Đó là một trong những nội dung thảo luận tại hội thảo “Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ cao để tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu” do UBND tỉnh Đồng Tháp và Hội Doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao vừa tổ chức.
Theo ông Toàn, thời gian qua Trường ĐH Cần Thơ đã cải tạo thành công giống lúa một bụi đỏ tại huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu), nâng cao khả nặng chịu mặn của giống lúa này từ 6% lên 8%, lai tạo giống lúa CTUS1-4 có khả năng chịu mặn đầu vụ là 10%, chịu phèn, chịu mặn giỏi tại các tỉnh Long An, Cà Mau, Bạc Liêu...
“Hiện nay chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu các giống lúa chịu phèn, chịu mặn, đang chờ ký hợp đồng với các địa phương để được triển khai” - ông Toàn cho biết.
Related news

Là vùng thuần nông, đời sống của người dân huyện Hải Lăng (Quảng Trị) chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên nhìn chung thu nhập của người dân còn thấp. Để tìm hướng phát triển mới cho nông nghiệp, đặc biệt là trong chăn nuôi, thời gian qua huyện đã thực hiện nhiều chính sách, giải pháp đồng bộ để phát triển mạnh đàn bò lai trên địa bàn nhằm nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.

Lâu nay, “bài toán” làm đau đầu người nuôi tôm sú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là vấn đề chất thải của tôm, thức ăn thừa, phù sa tích tụ sau mỗi chu kỳ nuôi tồn lắng dưới đáy ao hồ cùng với nguồn nước thải từ ao nuôi tôm gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sinh thái.

Với phương châm: “Phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại phải gắn với bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ môi trường sinh thái”, thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã có hướng đi mới trong lao động, sản xuất và ý thức rất cao trong việc tích cực thực hiện tốt giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương.

Đến từ một đất nước xa xôi nhưng các chuyên gia của Liên đoàn Hợp tác xã Cộng hòa Liên bang Đức (DGRV) có những hiểu biết sâu sắc về tình hình phát triển kinh tế tập thể của Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng. Đặc biệt, họ đã chia sẻ những kinh nghiệm rất thiết thực về phát triển kinh tế tập thể, nhất là khu vực hợp tác xã (HTX) nông nghiệp.

Sau khi đã tập huấn cho nông dân về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc giống cây hoa phong lan, Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò vừa phối hợp UBND xã Bình Thạnh Trung tổ chức cấp phát cây giống hoa phong lan cho 20 hộ nông dân trên địa bàn xã, mỗi hộ được nhận 100 cây giống.