Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khởi nghiệp với mô hình nuôi lươn giống

Khởi nghiệp với mô hình nuôi lươn giống
Publish date: Friday. November 13th, 2015

Anh Thuận tự tìm hiểu sách báo, tham quan, học tập kinh nghiệm ở nhiều nơi về mô hình nuôi lươn giống nhân tạo để áp dụng cho mô hình của mình.

Lấy thất bại làm động lực

Nói là làm, anh Thuận bắt đầu mô hình nuôi lươn giống nhân tạo từ một năm nay.

Bằng những kinh nghiệm có được từ đợt nuôi đầu tiên, lần nuôi này, anh Thuận cho ép lươn giống nhân tạo và nuôi không bùn theo kiểu để vỉ tre và dây bẹ vào trong bồn.

“Đi tham quan, học tập, chứng kiến những mô hình thực tế, điều đó càng giúp mình có thêm kinh nghiệm cho bản thân”, anh Thuận chia sẻ.

Nuôi lươn giống thì khâu chọn lươn bố mẹ khá quan trọng.

Nếu lươn giống bố mẹ tự lai tạo, nuôi lớn và cho sinh sản thì tỷ lệ đạt từ 60 - 70%, còn giống trôi nổi, không xác định xuất xứ thì lươn vẫn cho sinh sản nhưng tỷ lệ hao hụt rất cao, có thể chết hết cả ổ trứng.

Nuôi lươn bằng vỉ tre và dây bẹ, nguồn nước trong nên rất dễ quan sát, theo dõi

Bồn nuôi lươn bố mẹ cần không gian rộng rãi, có ụ đất để cho lươn đẻ trứng, với bồn khoảng 15m2 thì thả khoảng 150 con lươn bố mẹ để cho sinh sản.

Với lươn thương phẩm, diện tích không cần lớn, vì loại này có thể chịu được mật độ dày, chỉ cần 4m2 có thể thả khoảng 1.000 con.

Lươn nuôi khoảng một năm hoặc khi lươn đạt trọng lượng từ 200gram trở lên có thể cho sinh sản.

“Đối với loại này, có thể ép sinh sản bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Còn với lươn nuôi được 5, 6 tháng vẫn có thể ép trứng nhưng chỉ có thể cho đẻ theo mùa và lượng trứng không nhiều”, anh Thuận giải thích.

Trong năm, lươn có thể sinh sản 3 lần.

Đặc điểm của lươn mẹ, khi mang trứng sẽ ăn rất ít hoặc không ăn, nên khi sinh xong cần giữ lại, cho ăn đầy đủ để 3 tháng sau lươn có thể sinh sản tiếp.

“Thông thường, tôi sẽ cho lươn sinh sản một lần rồi xuất bán lươn thương phẩm.

Như vậy, mình vừa có nguồn thu lươn giống, vừa có lợi từ lươn thương phẩm”, anh Thuận nói thêm.

Khó nhất là giai đoạn ấp trứng, vì đòi hỏi kỹ thuật và phải theo dõi sát để tránh hao hụt.

Thời gian đầu cho lươn ăn trùn chỉ là tốt nhất vì cung cấp đủ đạm, chất dinh dưỡng cho lươn phát triển.

Khi lươn đạt đến khoảng 1.000 con/kg thì có thể cho lươn dặm thêm cá, ốc xay.

Thành công nhờ đổi mới

Thay vì nuôi lươn theo kiểu truyền thống, anh Thuận áp dụng hình thức dùng vỉ tre và dây bẹ để trong bồn.

“Nuôi theo kiểu mới sẽ giảm chi phí hơn rất nhiều, có thể giảm khoảng 50%, vì vỉ tre và dây bẹ khá rẻ, nếu sử dụng kỹ có thể dùng trong 2 năm.

Ngoài ra, nhờ thay nước thường xuyên (2 lần/ngày), nên dễ quan sát lươn, có bệnh cũng phát hiện kịp thời”, anh Thuận chia sẻ.

Môi trường nước sạch nên lươn thương phẩm khi bán ra thị trường không có mùi hôi, được ưa chuộng.

Thông thường, lươn hao hụt do bể nước dơ, phát sinh bệnh về đường ruột, đây là bệnh thường gặp nhất khi nuôi lươn.

“Nếu sử dụng nguồn nước sông, phải qua xử lý, lắng lọc trước khi bơm vào bồn; ốc, cá phải được nấu chín và xay trước khi cho lươn ăn”, anh Thuận cung cấp thêm.

Thời tiết thay đổi rất dễ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của lươn nên phải che chắn kỹ lưỡng.

Hiện, anh Thuận đang nuôi khoảng 10 bồn lươn bố mẹ cho sinh sản, với diện tích khoảng 15m2/bồn.

Còn lươn giống thì khoảng 30m2, nhưng chia làm nhiều bồn nhỏ, với nhiều loại lươn lớn nhỏ khác nhau.

Bằng hình thức nuôi mới, lươn phát triển nhanh, ít hao hụt

Cơ sở nuôi của anh Thuận thường xuyên có đơn đặt hàng từ Trung tâm Giống thủy sản An Giang, các đầu mối ở TP.

Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Nguyên… mỗi lần khoảng vài chục ngàn con.

Đó là chưa kể những người dân ở các huyện lân cận cũng đến mua.

Mỗi lần bán, anh Thuận đều hướng dẫn kỹ kỹ thuật rất chu đáo để người nuôi tránh hao hụt và đạt tỷ lệ thành công cao.

Theo anh Thuận, tháng 2, 3 âm lịch là thời điểm lươn sinh sản mạnh và thuận lợi nhất để lai tạo lươn giống.

Tùy thuộc vào kích cỡ 300 con/kg, 400 con/kg, 500 con/kg, 1.000 con/kg giá lươn giống dao động từ 3.000 - 6.000 đồng/con.


Related news

Nâng sức cạnh tranh thủy sản Nâng sức cạnh tranh thủy sản

Ngày 13/7, tại Bạc Liêu, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Tái cơ cấu ngành thủy sản, do Bộ NN-PTNT phối hợp BCĐ Tây Nam bộ và UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức.

Tuesday. July 14th, 2015
Qua vụ tôm xuân hè 2015 Qua vụ tôm xuân hè 2015

Những ngày này, đi dọc các vùng nuôi tôm công nghiệp nằm ở ven biển thuộc các xã Bạch Long, Giao Phong, Quất Lâm (Giao Thủy); Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều (Hải Hậu); Nghĩa Phúc, Nam Điền (Nghĩa Hưng)… chúng tôi bắt gặp các hộ nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, đổ ra các ao đầm miệt mài kéo tôm để kịp xuất bán cho thương lái.

Tuesday. July 14th, 2015
Tiên Kiên (Lâm Thao) được mùa lúa tái sinh Tiên Kiên (Lâm Thao) được mùa lúa tái sinh

Vụ chiêm xuân năm nay, lần đầu tiên đưa vào áp dụng sản xuất đại trà song nông dân xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao đã bội thu từ mô hình lúa tái sinh.

Tuesday. July 14th, 2015
Doanh nghiệp cá tra vẫn chật vật với Nghị định 36 Doanh nghiệp cá tra vẫn chật vật với Nghị định 36

Hơn một năm kể từ khi Nghị định 36/2014/NĐ-CP về về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra chính thức có hiệu lực thi hành, đến nay các DN XK cá tra vẫn cho rằng nhiều quy định trong Nghị định chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, cần phải sửa đổi kịp thời để không gây cản trở, khó khăn cho DN.

Tuesday. July 14th, 2015
Hoàng Anh Gia Lai đã nhập 1.330 tấn đường Hoàng Anh Gia Lai đã nhập 1.330 tấn đường

Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho biết, trong tháng 6, công ty này đã nhập 1.330 tấn đường từ Lào tương đương 803.320 USD. Lượng đường này được nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 08/2015/TT-BCT và đều được nhập khẩu qua cửa khẩu Bờ Y.

Tuesday. July 14th, 2015