Phương pháp bảo quản thủy sản tối ưu bằng hầm poluurethane
Ngày 30.7, tại Khánh Hòa, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp, chuyên đề “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm hiện đại hóa đội tàu khai thác xa bờ khu vực miền Trung”.
Ông Dương Văn Tiêu – Phó Giám đốc TTKNQG cho biết: “Nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, năng suất đánh bắt ngày càng giảm. Đánh bắt được đã khó nhưng bắt được rồi thì phương pháp bảo quản hiện nay đang gây hao hụt rất lớn. Theo tính toán hiện nay, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch phải đến 20-30%, đây là một tổn thất rất lớn”.
Theo các nhà khoa học tại diễn đàn, qua thời gian thực hiện mô hình và chuyển giao trong dân, hầm bảo quản sản phẩm bằng poluurethane là vật liệu tối ưu ứng dụng vào hầm bảo quản sản phẩm trên tàu cá hiện nay. Thời gian bảo quản tăng từ 7 ngày lên trên 20 ngày mà chất lượng vẫn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và giảm tỷ lệ hao hụt dưới 5% trong 20 ngày, không hao đá. Công nghệ này đã được TTKNQG chuyển giao và áp dụng trong cả nước.
Tại diễn đàn, TTKNQG cũng công bố số điện thoại tư vấn miễn phí kỹ thuật làm hầm bảo quản cho ngư dân. Tính trung bình, giá làm hầm loại này là từ 50-80 triệu đồng/m3, ngư dân sẽ được hỗ trợ từ một trong các nguồn vốn từ Nghị định 67, Nghị định 55 hoặc mô hình khuyến nông quốc gia.
Diễn đàn lần này có hơn 200 ngư dân các tỉnh khu vực miền Trung tham gia và kéo dài hơn so với dự kiến bởi nhiều câu hỏi đề nghị tư vấn tập trung vào giá cả các loại thiết bị kỹ thuật hiện đại, chính sách hỗ trợ... Các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung giới thiệu, tư vấn sử dụng ứng dụng các thiết bị điện tử hàng hải trên tàu cá như máy dò ngang sonar, máy radar hàng hải trên tàu đánh bắt xa bờ, máy tạo băng lỏng (đá sệt của Nhật Bản)… Đồng thời, diễn đàn cũng giới thiệu với ngư dân nhiều công nghệ để bà con ứng dụng, như công nghệ khai thác cá ngừ đại dương trên nghề câu tay với 20 mô hình (250 triệu đồng/tàu) đã thực hiện hiệu quả ở các tỉnh ven biển; công nghệ ngâm hạ nhiệt cá ngừ đại dương trên tàu câu (120 triệu/tàu); công nghệ sử dụng nước biển lạnh tuần hoàn cho tàu vây cá ngừ; công nghệ đông lạnh gió; đông lạnh thấm..
Có thể bạn quan tâm
Phong trào nuôi ba ba ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ cho hiệu quả cao, lợi nhuận gấp 3 lần trồng lúa; điển hình là hộ ông Hồ Đức Nguyên ở ấp Phú Thọ mỗi năm lãi trên 100 triệu đồng.
Tình trạng ngư dân dùng rọ lồng nhập từ Trung Quốc tận diệt các loài thủy sản ở các sông Trường Giang, Tam Kỳ, Bến Ván... đang ngày càng phổ biến, gây nhiều bức xúc cho nhân dân.
Theo Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau, 10 tháng đầu năm 2013, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên địa bàn tỉnh hơn 906ha (trong đó có 749,3ha là tôm thẻ chân trắng), tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2012, tập trung ở TP Cà Mau, các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời. Để vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 đạt hiệu quả, Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, các trạm thú y, mạng lưới thú y cơ sở tăng cường công tác giám sát, hỗ trợ người nuôi phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Đồng thời khuyến cáo người nuôi thả nuôi với mật độ vừa phải: tôm sú từ 15-20 con/m2, tôm thẻ chân trắng từ 70-100 con/m2. Bên cạnh đó, vận động người nuôi chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên môn khi tôm nuôi có biểu hiện bệnh hoặc nghi ngờ bệnh để kịp thời phối hợp xử lý.
Cơn bão số 14 đi qua đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con ngư dân Vân Đồn (Quảng Ninh). Hộ thiệt hại ít thì cũng vài chục đến vài trăm triệu đồng, hộ nhiều lên tới vài tỷ đồng. Điều đáng nói là đa số các hộ, doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản đều có thâm niên, nhiều kinh nghiệm trong nghề, nhưng do bão ập đến quá nhanh khiến họ trở tay không kịp.
Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).