Khởi nghiệp chăn nuôi chỉ với 500.000 đồng

Anh Giàng A Sinh chăm sóc đàn dê của gia đình.
Anh kể: “Dân bản trước đây đều chịu cảnh thiếu đói những ngày giáp hạt. Năm 1991, tôi lấy vợ và ra ở riêng.
Khi ấy Ngân hàng Phục vụ người nghèo (nay là Ngân hàng CSXH) cho tôi vay 500.000 đồng, tôi mua mấy con lợn con về nuôi. Nhờ chăm sóc tốt lại phòng dịch bệnh đầy đủ nên lợn lớn nhanh, chẳng ốm đau gì. Chỉ một lứa lợn đầu tiên tôi đã có tiền hoàn trả vốn vay cho ngân hàng…”.
Nghề chăn nuôi được anh Sinh chọn làm mũi nhọn xóa nghèo cho gia đình. Anh khai hoang đất sản xuất và xây dựng chuồng trại; đào ao thả cá; nhân nuôi mấy cặp dê giống, từng bước hình thành quy mô trang trại nhỏ. Biết cách làm ăn lại chịu khó áp dụng kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi nên anh Sinh thu được lợi nhuận cao. Bà con tín nhiệm, bầu anh làm tổ trưởng tổ vay vốn – tiết kiệm của Hội ND xã.
Anh Sinh tâm sự: “Mỗi năm, doanh thu từ trồng trọt, chăn nuôi của gia đình tôi cũng được đôi ba trăm triệu đồng…”. Tuy chưa vào dạng giàu có với tiền tỷ, nhưng anh Sinh lại là người có tấm lòng nhân hậu. Ngay từ khi cuộc sống còn khó khăn, học được kinh nghiệm làm ăn gì hay, có hiệu quả anh đều hướng dẫn nhiều hộ trong bản cùng làm.
Nhà nào khó khăn, thiếu vốn, thiếu giống anh sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ.
Nói về sự sẻ chia với người nghèo của anh Sinh, anh Hàng A Páo, dân bản Háng Là khoe: “Nhà tôi và nhà anh Hạng A Dơ thuộc diện quá nghèo, anh Sinh đã cho mỗi nhà một con trâu để nuôi lấy sức cày kéo”. Trưởng bản Thèn Pả - Giàng A Dua thì gật gù: “Người Mông tự hào vì có thêm một người tốt, giỏi như Giàng A Sinh.
Cả chục hộ ở đây được ông ấy cho không giống dê, gà, lợn, cá… để làm kinh tế. Vừa rồi, ông ấy còn bỏ tiền ra làm đường bê tông vào bản. Sống trong một bản thì phải cùng nắm tay nhau vượt khó mới là người tốt…”.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 20 năm trước, khi nghề nuôi con đặc sản còn chưa phổ biến, ông Vũ Cao Thăng ở xóm 2, xã Ân Hòa, huyện Kim Sơn, Ninh Bình đã mạnh dạn nuôi ếch da xanh, cá sấu, tắc kè… Và ông đã trở thành tỷ phú được nhiều người biết đến.

Anh Trương Văn Vòm - cán bộ xã là một trong những người có đàn dê khá lớn tại địa phương, khẳng định sau con bò thì con dê đã tham gia xóa nghèo hữu hiệu nhất. Đầu năm 2013, Dự án IFAD cũng quyết định chọn con dê để hỗ trợ cho hộ nghèo của xã làm kinh tế.

Một năm trôi qua ở Đồng Tháp, nghề chăn nuôi heo phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bài toán về giá cả hiện nay đang khiến họ thêm nặng gánh, giá bán thấp hơn giá thành. Trong khi đó, việc vay vốn ngân hàng cũng không phải dễ dàng...

Ông Nguyễn Anh Dũng, một trong những thương lái mua cá điêu hồng có quy mô tương đối lớn ở phường 2, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, giá cá điêu hồng mua tại bè hiện dao động từ 38.000 - 39.000 đồng/kg, thậm chí loại cá cỡ lớn (từ 1 kg/con trở lên) ở mức 40.000 - 41.000 đồng/kg.

Ông Huỳnh văn Hổ, nông dân ấp Mỹ Long, xã Mỹ An huyện Chợ Mới (An Giang), những năm gần đây khá lên nhờ áp dụng mô hình trồng bắp, nuôi bò và sử dụng phân bò làm khí đốt biogas. Đây là mô hình đang được ngành nông nghiệp huyện Chợ Mới khuyến cáo nông dân áp dụng rộng rãi nhằm tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, mặt khác vừa cải thiện môi trường, tiết kiệm chi phí nhiên liệu nấu ăn, sinh hoạt hằng ngày.