Khởi nghiệp chăn nuôi chỉ với 500.000 đồng

Anh Giàng A Sinh chăm sóc đàn dê của gia đình.
Anh kể: “Dân bản trước đây đều chịu cảnh thiếu đói những ngày giáp hạt. Năm 1991, tôi lấy vợ và ra ở riêng.
Khi ấy Ngân hàng Phục vụ người nghèo (nay là Ngân hàng CSXH) cho tôi vay 500.000 đồng, tôi mua mấy con lợn con về nuôi. Nhờ chăm sóc tốt lại phòng dịch bệnh đầy đủ nên lợn lớn nhanh, chẳng ốm đau gì. Chỉ một lứa lợn đầu tiên tôi đã có tiền hoàn trả vốn vay cho ngân hàng…”.
Nghề chăn nuôi được anh Sinh chọn làm mũi nhọn xóa nghèo cho gia đình. Anh khai hoang đất sản xuất và xây dựng chuồng trại; đào ao thả cá; nhân nuôi mấy cặp dê giống, từng bước hình thành quy mô trang trại nhỏ. Biết cách làm ăn lại chịu khó áp dụng kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi nên anh Sinh thu được lợi nhuận cao. Bà con tín nhiệm, bầu anh làm tổ trưởng tổ vay vốn – tiết kiệm của Hội ND xã.
Anh Sinh tâm sự: “Mỗi năm, doanh thu từ trồng trọt, chăn nuôi của gia đình tôi cũng được đôi ba trăm triệu đồng…”. Tuy chưa vào dạng giàu có với tiền tỷ, nhưng anh Sinh lại là người có tấm lòng nhân hậu. Ngay từ khi cuộc sống còn khó khăn, học được kinh nghiệm làm ăn gì hay, có hiệu quả anh đều hướng dẫn nhiều hộ trong bản cùng làm.
Nhà nào khó khăn, thiếu vốn, thiếu giống anh sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ.
Nói về sự sẻ chia với người nghèo của anh Sinh, anh Hàng A Páo, dân bản Háng Là khoe: “Nhà tôi và nhà anh Hạng A Dơ thuộc diện quá nghèo, anh Sinh đã cho mỗi nhà một con trâu để nuôi lấy sức cày kéo”. Trưởng bản Thèn Pả - Giàng A Dua thì gật gù: “Người Mông tự hào vì có thêm một người tốt, giỏi như Giàng A Sinh.
Cả chục hộ ở đây được ông ấy cho không giống dê, gà, lợn, cá… để làm kinh tế. Vừa rồi, ông ấy còn bỏ tiền ra làm đường bê tông vào bản. Sống trong một bản thì phải cùng nắm tay nhau vượt khó mới là người tốt…”.
Related news

Sáng 17-12, tại xã Hòa Tú 2 (Mỹ Xuyên), Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng kết hợp cùng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên tổ chức Hội thảo khảo nghiệm giống lúa chịu mặn trên vụ mùa 2014 - 2015. Đông đảo nông dân trên địa bàn xã và một số xã lân cận đến tham dự.

Giá lúa bất ngờ giảm mạnh vào thời điểm giáp vụ sản xuất lúa đã khiến nông dân và các tiểu thương trữ lúa lại từ các vụ trước để chờ giá tăng bị lỗ vốn khi xuất bán lúa vào thời điểm này. Theo nhiều tiểu thương, giá lúa giảm mạnh do thời điểm này hoạt động thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu của nhiều đơn vị, doanh nghiệp không còn được đẩy mạnh như trước.

Đến thăm nông trại nấm linh chi Nhật Minh của anh Nguyễn Trung Kiên, xã Yên Phong (Yên Mô - Ninh Bình), nhiều người không khỏi khâm phục ý chí và nghị lực của một thanh niên vươn lên làm kinh tế giỏi với mô hình trồng nấm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.

“Đảm bảo cây xoài phát triển lâu dài, tui thường sử dụng phân hữu cơ bón gốc, coi như các loại khác cũng cộng hưởng. Cuối mùa mưa, tiến hành phát hoang bụi rậm, dây leo… cho mặt đất luôn giữ độ ẩm. Như vậy, mang lợi ích luôn cả việc phòng, chống cháy rừng mùa khô” – ông Lê Văn Đổng chia sẻ.

Bà Trương Thị Thêm, Phó chủ tịch Hội nông dân phường Tân Đồng nhận xét: “Trồng gừng trong bao là cách làm kinh tế hiệu quả, nhất là với những hộ ít đất, thiếu vốn. Hội đã tổ chức cho hội viên tham quan và học hỏi kinh nghiệm từ mô hình này và sẽ nhân rộng trong thời gian tới”.