Khoai Tây Trung Quốc Lại Ồ Ạt Quá Cảnh Đà Lạt

Ngày 27-7, Ban quản lý Chợ nông sản Đà Lạt xác nhận, từ đầu tháng 7 đến nay đã có 3 lô hàng khoai tây Trung Quốc (tổng cộng trên 50 tấn) nhập về chợ. Trước đó, trong tháng 6 cũng đã có 60 tấn khoai tây Trung Quốc nhập về “quá cảnh” Đà Lạt trước khi tung ra thị trường.
Theo thông tin ghi trên hóa đơn, khoai tây Trung Quốc nhập về Đà Lạt có giá 3.380 đồng/kg. Sau khi “khoác áo Đà Lạt”, khoai tây Trung Quốc được tung ngược ra thị trường với giá trên 10.000 đồng/kg, tương đương giá khoai tây Đà Lạt.
Trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh Lâm Đồng vừa qua, ông Lê Văn Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết: nếu khoai có nguồn gốc rõ ràng, không giả danh khoai Đà Lạt thì ngành chức năng chỉ kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm; nếu giả danh khoai Đà Lạt thì sẽ xử phạt theo hình thức gian lận thương mại.
Lãnh đạo Sở NN-PTNT Lâm Đồng cũng cho biết sẽ phối hợp với các tỉnh lân cận, nhất là TPHCM quản lý chặt chẽ việc kinh doanh mặt hàng khoai tây nhằm bảo vệ người tiêu dùng và thương hiệu khoai tây Đà Lạt.
Có thể bạn quan tâm

HTX sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ nông nghiệp Thanh Liêm có trụ sở chính tại ấp 3, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, có 10 xã viên sáng lập, với tổng số vốn góp hơn 2,1 tỷ đồng. Hoạt động chính của HTX là sản xuất lúa chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ và phục vụ các dịch vụ nông nghiệp.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Chợ Mới (An Giang) Trần Thị Yến Châu cho biết: Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp huyện Chợ Mới tăng liên tục hàng năm. Kết thúc sản xuất năm 2013, giá trị đạt gần 318 triệu đồng/héc-ta, cao nhất từ trước đến nay và cao nhất tỉnh, trong đó cây màu đạt 729,48 triệu đồng/héc-ta, lúa trên 96,5 triệu đồng/héc-ta…

Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), mặc dù nguyên nhân bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi đã được xác định, nhưng do thời tiết diễn biến bất thường nên dịch bệnh vẫn xảy ra, gây thiệt hại cho người nuôi.

Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Đà Lạt Tự Nhiên đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng quy trình tạo “đất lạ” cho khoai lang Nhật tăng năng suất và chất lượng, đáp ứng tại chỗ nguồn nguyên liệu để chế biến xuất khẩu.

Thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu phát triển thanh long Bình Thuận, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 6 cơ sở xuất khẩu thanh long đạt VietGAP. Bao gồm, Công ty TNHH Phương Giang - Khu công nghiệp Phan Thiết; Công ty TNHH Hưng Loan, xã Hàm Hiệp;