Giá hồng quả rớt thê thảm, các chủ vườn ở Đà Lạt lao đao
Nếu chủ vườn hái quả giao cho vựa thì giá từ 3.000-4.000 đồng/kg, chỉ bằng một nửa giá so với đầu vụ và giảm 1.000 đồng so với cùng thời điểm năm trước.
Tại các vùng có diện tích hồng lớn nhất tỉnh Lâm Đồng là các xã Xuân Trường, Trạm Hành 1 (Đà Lạt) và cả thị trấn D'ran (huyện Đơn Dương), giá hồng giòn, hồng trứng các loại được chủ vựa thu mua tại vườn chỉ còn 2.000-3.000 đồng/kg.
Trước đó một tháng, vào đầu vụ, giá mua buôn tại vườn lên tới 6.000-7.000 đồng/kg, thấp hơn các năm trước từ 500 đồng đến 1.000 đồng/kg.
Trong khi đó giá hồng giòn, hồng trứng, hồng tam hải tại chợ Đà Lạt được bán với giá 10.000-20.000 đồng/kg, hồng Fuji giá 25.000 đồng/kg nhưng rất hiếm hàng vì diện tích ngày càng bị thu hẹp.
Theo ông Nguyễn Bá Thục, một chủ vựa thu mua lớn tại khu vực Nam Hồ, thành phố Đà Lạt, hồng Đà Lạt năm nay lại lâm vào cảnh được mùa giảm giá.
Người trồng hồng chỉ trông chờ vào tiêu thụ của các thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung, nên giá rất bấp bênh.
Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ hồng tươi chủ yếu là nội địa và phần lớn cũng chỉ chuộng hồng giòn, hồng ngâm nên sức tiêu thụ hồng chín kém dần.
Nhiều người trồng hồng cho biết nguyên nhân khiến hồng Đà Lạt liên tục “rớt giá” là do trái hồng khi chín là chín đồng loạt, rất mau hỏng nếu không kịp chế biến, trong khi Lâm Đồng hiện chưa có nhà máy bảo quản, chế biến hồng khô và các sản phẩm khác mà chỉ có các cơ sở nhỏ lẻ.
Đặc biệt, thị trường nhiều nước trên thế giới có tiêu thụ hồng nhưng nông dân Đà Lạt vẫn chưa đáp ứng được về chất lượng.
Điều đáng buồn là giá hồng cứ giảm dần sau nhiều năm, năm sau càng giảm hơn năm trước nên nhiều nhà vườn vừa thu hoạch xong đã chặt cây, chuẩn bị chuyển sang trồng càphê hoặc chỉ trồng giữ lại làm bóng mát cho cà phê.
Hiện Đà Lạt còn khoảng 80ha hồng, chỉ bằng 10% diện tích so với 5 năm trước
Có thể bạn quan tâm
Ngày 22-8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật tổng kết mô hình “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa vụ hè- thu 2013.
Công tác tập huấn thường xuyên vẫn được chú trọng, đặc biệt là vào mùa vụ chính; tuy nhiên kết quả chưa đạt yêu cầu do không chiêu sinh được nông dân vì không có kinh phí hỗ trợ tiền ăn nên người dân không tham gia tập huấn, ảnh hưởng đến kết quả vùng nuôi tôm của tỉnh.
Để giúp các hộ nuôi từng bước chuyển dần hình thức nuôi tôm từ quảng canh cải tiến sang bán thâm canh theo hướng bền vững, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm trong ao đất có quạt nước theo hướng bền vững do anh Nguyễn Trọng Định làm chủ mô hình.
Qua 2 năm triển khai, Dự án nuôi cua mật độ cao (1 con/m2) của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III Nha Trang tại huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã và đang mang lại hiệu quả rất cao, sản lượng thu được từ 1,5 - 2 tấn/ha, góp phần cải thiện cuộc sống người dân.
Hơn nửa tháng nay, người chăn nuôi heo ở các địa phương trong tỉnh Đồng Tháp phấn khởi vì giá heo hơi đã tăng thêm 100 - 200 ngàn đồng/tạ so với trước.