Khoai tây Đà Lạt khan hiếm, hàng Trung Quốc tràn về thế chỗ

Cách đây vài tháng, các hộ nông dân tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cũng như các vùng ven như xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành và huyện Đơn Dương phải tranh thủ đào khoai tây bán cho thương lái với giá chỉ 5.000-7.000 đồng/kg. Có người phải năn nỉ thương lái đến thu mua.
Một số hộ đánh liều trữ khoai lại không bán nên đến nay đã gỡ gạc được phần nào nhờ giá tăng trở lại. Chị Hoàng ở phường 12, TP Đà Lạt cho hay nhà chị trữ 3 tấn khoai nhưng đến giờ hao hụt khoảng hơn 2 tấn, vừa nghe giá khoai tăng lên 15.000 đồng/kg chị lập tức xuất bán.
Tại chợ nông sản Đà Lạt, hầu hết các ki ốt bán khoai tây đã chuyển sang kinh doanh các mặt hàng rau củ khác. Các tiểu thương cho biết do khoai tây mùa trước rớt giá nên chẳng còn nông dân nào mặn mà với loại nông sản này nữa.
Đại diện Ban quản lý chợ nông sản Đà Lạt cho biết vì khoai tây Đà Lạt mùa này đang khan hiếm nên tạo điều kiện để khoai tây Trung Quốc tràn về gắn mác khoai tây Đà Lạt đánh lừa người tiêu dùng.
Trong khi nhiều hộ trồng khoai tây ở Lâm Đồng bấp bênh về giá, đồng thời bị khoai tây Trung Quốc lấn lướt thì một số hộ tại huyện Đơn Dương đã dần chuyển sang trồng khoai tây do Công ty Pepsi cung cấp giống và hợp đồng bao tiêu về giá cả lẫn đầu ra.
Đại diện phòng kinh tế huyện Đơn Dương cho hay toàn huyện có trên 410 ha trồng khoai tây, phân bố ở các xã Lạc Lâm, Lạc Viên, Lạc Xuân, thị trấn Thạnh Mỹ, thị trấn D’ran. Vào mùa mưa, diện tích khoai tây giảm xuống còn khoảng 50-60 ha.
Có thể bạn quan tâm

Theo TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, cũng là một người gắn bó lâu năm với ngành Thủy sản, để phát triển thủy sản, không chỉ là những chính sách hỗ trợ đánh bắt ngoài khơi, ngành Thủy sản còn cần xây dựng một cơ chế hỗ trợ trên bờ.

Ông Phạm Hữu Tú, thôn Đồng Luật, xã Thành Mỹ được biết đến là một trong những người tiên phong trồng cây mắc ca ở các tỉnh phía Bắc. Ông cho biết: Năm 1998, gia đình ông nhận khoán 20 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành.

Trứng gà Tân An (Quảng Ninh) là một trong số những nông sản được tỉnh lựa chọn để xây dựng thương hiệu. Đây là cơ hội nâng cao uy tín sản phẩm; tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, việc được chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu vẫn chưa giúp gì nhiều cho trứng gà Tân An mở rộng hơn thị trường tiêu thụ...

Ông Phạm Hùng Sanh, thôn Xuốm, xã Đồng Lương, cho biết: Sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, qua tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng được sự hỗ trợ kinh phí, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su, gia đình tôi quyết định chuyển đổi một số diện tích vườn tạp và cây trồng kém hiệu quả sang trồng mới 1,5 ha cao su.

Ông Nguyễn Văn Chiểu, xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất - Đồng Nai) nổi tiếng là người đi tiên phong sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi với quy mô lớn tại Đồng Nai. Hiện trang trại của ông đang có 500 heo nái, 3 ngàn heo thịt và đang đầu tư mở rộng trại, tăng đàn thêm 1 ngàn heo thịt.