Khoai tây Đà Lạt khan hiếm, hàng Trung Quốc tràn về thế chỗ

Cách đây vài tháng, các hộ nông dân tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cũng như các vùng ven như xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành và huyện Đơn Dương phải tranh thủ đào khoai tây bán cho thương lái với giá chỉ 5.000-7.000 đồng/kg. Có người phải năn nỉ thương lái đến thu mua.
Một số hộ đánh liều trữ khoai lại không bán nên đến nay đã gỡ gạc được phần nào nhờ giá tăng trở lại. Chị Hoàng ở phường 12, TP Đà Lạt cho hay nhà chị trữ 3 tấn khoai nhưng đến giờ hao hụt khoảng hơn 2 tấn, vừa nghe giá khoai tăng lên 15.000 đồng/kg chị lập tức xuất bán.
Tại chợ nông sản Đà Lạt, hầu hết các ki ốt bán khoai tây đã chuyển sang kinh doanh các mặt hàng rau củ khác. Các tiểu thương cho biết do khoai tây mùa trước rớt giá nên chẳng còn nông dân nào mặn mà với loại nông sản này nữa.
Đại diện Ban quản lý chợ nông sản Đà Lạt cho biết vì khoai tây Đà Lạt mùa này đang khan hiếm nên tạo điều kiện để khoai tây Trung Quốc tràn về gắn mác khoai tây Đà Lạt đánh lừa người tiêu dùng.
Trong khi nhiều hộ trồng khoai tây ở Lâm Đồng bấp bênh về giá, đồng thời bị khoai tây Trung Quốc lấn lướt thì một số hộ tại huyện Đơn Dương đã dần chuyển sang trồng khoai tây do Công ty Pepsi cung cấp giống và hợp đồng bao tiêu về giá cả lẫn đầu ra.
Đại diện phòng kinh tế huyện Đơn Dương cho hay toàn huyện có trên 410 ha trồng khoai tây, phân bố ở các xã Lạc Lâm, Lạc Viên, Lạc Xuân, thị trấn Thạnh Mỹ, thị trấn D’ran. Vào mùa mưa, diện tích khoai tây giảm xuống còn khoảng 50-60 ha.
Related news

Với địa hình thấp trũng, vào mùa mưa việc nuôi trồng thủy sản ở TT-Huế, nhất là các địa phương vùng đầm phá gặp nhiều khó khăn, bởi địa hình thấp, khi nước dâng cao, các loại thủy hải sản tràn ra ngoài, gây thất thoát lớn.Từ kinh nghiệm thực tiễn, bà con nuôi trồng ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền đã đầu tư cải tạo ao hồ, đắp đê cao và mạnh dạn nuôi trồng trong mùa mưa, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Đây là nhà máy chế biến tôm đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam được xây dựng ngay trong khu nuôi tôm công nghiệp của công ty. Vì vậy, Công ty đã có được nguồn nguyên liệu tươi sống, sạch và ổn định để chế biến các sản phẩm tôm giá trị cao. Đối tác chiến lược là tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản đã tiêu thụ 100% sản phẩm tôm của công ty.

Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai vừa triển khai Dự án nuôi cá lồng tại lòng hồ thủy điện Bắc Hà (thuộc xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà) với sự tham gia của 17 hộ dân, thể tích các lồng đạt 680 m3 nước.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp đã phải nhập khẩu thuốc thú y. Tuy nhiên, ở khâu phân phối nhiều cửa hàng thuốc thú y không làm tốt khâu bảo quản đã làm ảnh hưởng đến chất lượng; trong khi đó, một số cửa hàng bán nhiều loại thuốc khác nhau nên các cơ quan chức năng khó kiểm soát.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở ngành và địa phương thực hiện đúng theo Quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Long An đến năm 2020.