Khoai Tây Đà Lạt Khan Hàng
Ngày 9/11 vừa qua, tại chợ Đà Lạt, khoai tây Đà Lạt loại 1 đang được bán với giá 35.000đ/kg, các loại xấu hơn có giá bán không dưới 28.000đ/kg, cao gấp hơn 3 lần so với thời điểm cách đây 2 tháng.
Nguyên nhân là do vụ khoai trái mùa vừa qua tại Đà Lạt có mưa nhiều khiến nhà vườn không thể xuống giống, hoặc có trồng nhưng bị hư hỏng nặng. Khan hiếm hàng đã khiến giá khoai tây Đà Lạt tặng vọt.
Trong khi đó, theo các tiểu thương tại chợ Đà Lạt, đây là thời điểm mặt hàng cùng loại của Trung Quốc được thương lái ồ ạt nhập về Đà Lạt với giá chỉ từ 5.000-6.000đ/kg. Sau khi phân loại vàphết đất đỏ, nhiều thương lái giới thiệu đây là khoai tây Đà Lạt rồi xuất đi các tỉnh, thành tiêu thụ, thị trường lớn nhất là TP. HCM.
Theo Chi Cục quản lý thị trường Lâm Đồng, thời gian qua đã phát hiện hàng chục tấn khoai tây có xuất xứ từ Trung Quốc được nhập về Đà Lạt. Vào thời điểm tiến hành kiểm tra, chủ những lô hàng này đều xuất trình được các loại giấy tờ hợp pháp nên không bị xử lý hành chính.
Tuy nhiên, qua “thủ thuật”phết đất đỏ Đà Lạt vào khoai Trung Quốc, khi xuất đi các nơi tiêu thụ, loại khoai này đều được giới thiệu là khoai tây Đà Lạt bán với giá tương đương hoặc thấp hơn vài nghìn đồng/kg so với khoai tây Đà Lạt chính hang.
Nguồn bài viết: http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/khoai-tay-da-lat-khan-hang-201411120953536074ca39.chn
Related news
Ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về cạnh tranh bởi một trong những lý do cơ bản là chúng ta vẫn chưa thể chủ động được thức ăn chăn nuôi và giá thức ăn còn quá cao.
20 năm là khoảng thời gian quá dài để có thể đánh giá những được - mất mà mô hình tôm – lúa mang lại. Những cách làm hay, những kinh nghiệm qua các lần thất bại, cùng những đề xuất, kiến nghị của những người trong cuộc sẽ là bài học bổ ích cho việc tái cơ cấu sản xuất vùng tôm – lúa ở Sóc Trăng được hiệu quả và bền vững hơn.
Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam các tác động vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi do TS Nguyễn Thị Thu Hằng đến từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) trình bày tại Diễn đàn Chính sách nông nghiệp Việt Nam số 4 ngày 8-9 tại Hà Nội cho thấy, ngành chăn nuôi trong nước có xu hướng bị thu hẹp sản xuất khi đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các nước TPP, đặc biệt là đối với ngành thịt.
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp với tỷ lệ 1/500.
Không chỉ trang bị kiến thức, tư vấn làm ăn cho bà con nông dân (ND) Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND Hà Tĩnh còn làm đầu mối “tiếp sức” cho bà con ND sau học nghề được tiếp cận vốn ưu đãi, ký kết hợp đồng cung ứng giống, phân bón thức ăn và bao tiêu sản phẩm.