Khoai Mì Rớt Giá Thê Thảm
Hiện nông dân trồng khoai mì (sắn) đang bước vào vụ thu hoạch, song giá đang ở mức thấp, khiến người trồng ai cũng thở dài vì thua lỗ.
Nhiều người trồng khoai mì ở Sóc Trăng buồn bã nói: “Chưa bao giờ giá khoai mì xuống thấp như năm nay.
Trước đây, người trồng khoai mì phấn khởi nhờ bán được giá từ 200.000 – 250.000đ/tạ (60 kg), nay rớt xuống còn 40.000đ/tạ. Có nơi thương lái mua tại rẫy chỉ với giá 1.000đ/kg”.
Ông Huỳnh Văn Năng ở ấp Phước Hòa A, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết: “Vụ này tôi trồng 4 công khoai mì chỉ bán được hơn 5 triệu đồng, trừ hết các chi phí như phân bón, thuốc BVTV, thuê nhân công thu hoạch coi như công sức mấy tháng trời chẳng thu được đồng nào. Người trồng càng nhiều càng lỗ nặng hơn”.
Được biết, thế mạnh của Cù Lao Dung là cây mía với diện tích 8.000ha, cây màu gần 600ha. Nay người trồng mía đang điêu đứng vì rớt giá, giờ đến lượt cây khoai mì cũng cùng số phận, khiến bà con nông dân không biết trồng cây gì.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/khoai-mi-rot-gia-the-tham-post136210.html
Có thể bạn quan tâm
Cạnh đó, cơ quan chuyên môn còn hướng dẫn nông dân cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phương pháp bón phân phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây tiêu. Đồng thời trả lời các thắc mắc của người dân về cách phòng trị bệnh chết nhanh, héo rũ, tuyến trùng rễ, cải tạo đất ở những vườn tiêu bị chết…
Ông Đoàn Sỹ Nhơn, cán bộ khuyến nông-thú y xã Phước An (huyện Tuy Phước, Bình Định) cho biết: Hiện toàn xã có khoảng 9 hộ nuôi trâu, tổng đàn trên 50 con; tập trung nhiều nhất ở thôn Quy Hội với 4 hộ nuôi trên 30 con. Thời gian nuôi từ 2 - 3 năm, trọng lượng đạt 400 - 450 kg/con thì xuất chuồng. Nghề nuôi trâu đã giúp các hộ nuôi tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Thời điểm này, nhiều cánh đồng lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đã và đang chín rộ. Những ngày qua, nông dân khẩn trương thu hoạch theo phương thức “cuốn chiếu” để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra. Thực tế ở nhiều nơi cho thấy vụ này năng suất lúa đạt rất cao…
Mặc dù đã trải qua 5 năm khảo nghiệm nhưng cây trồng biến đổi gen (bắp) vẫn chưa thể rời các vườn thí nghiệm để ra đồng ruộng với nông dân.
Những năm qua, ngành chăn nuôi của tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ nét, nhưng thực tế cho thấy do dịch bệnh thường xuyên bùng phát, chi phí đầu tư lớn, giá bán sản phẩm không ổn định nên lĩnh vực này phát triển thiếu bền vững. Thời gian tới, muốn tạo ra bước đột phá thì đòi hỏi phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp…