Khoai lang tím Nhật giá thấp chưa từng có, nông dân méo mặt
Theo ông Ngô Văn Hải - Phó Chủ tịch HTX khoai lang xã Tân Thành (Bình Tân - Vĩnh Long), hiện thương lái Trung Quốc đang thu mua khoai tím Nhật với giá rất thấp: 140.000 - 150.000 đ/tạ (khoai loại 1). Riêng khoai sữa 200.000 đ/tạ, khoai trắng 220.000 đ/tạ, khoai đỏ 170.000 đ/tạ.
Theo những nhân công chuyên lựa khoai, đầu tháng 3/2015, giá khoai tím Nhật trên 400.000 đ/tạ, nhưng sang tháng 4 bắt đầu giảm còn 300.000 đ/tạ rồi sau đó rớt xuống dưới 200.000 đ/tạ. Hiện chỉ còn 100.000 - 150.000 đ/tạ.
Ông Trần Văn Đào- Cán bộ Nông nghiệp xã Thành Đông cho hay, ông vừa thu hoạch 4 công khoai tím Nhật với giá 150.000 đ/tạ, lỗ hơn chục triệu đồng. Ông cho biết thêm, hiện có nơi thương lái trả giá 50.000 - 60.000 đ/tạ (1.000 đ/kg) do khoai đã trên 6 tháng rưỡi.
Theo người trồng, khoai lang tím Nhật trồng khoảng 4,5 tháng là bắt đầu thu hoạch. Nếu giá thấp, nông dân có thể neo lại chờ giá, nhưng neo quá lâu thì sâu bệnh sẽ dễ tấn công, giá cũng thấp hơn.
Được biết, từ năm 2011 trở về trước, khoai lang tím Nhật đạt mức cao từ 900.000 - 1.000.000 đ/tạ. Nhưng kể từ năm 2012, điệp khúc “vào vụ rớt giá” cứ diễn ra, chỉ năm 2013 có giá 700.000 đ/tạ. Như vậy, mức giá khoai tím Nhật như hiện nay xem như là thấp chưa từng có.
Theo tính toán, với mức đầu tư 10 triệu đồng/công, năng suất khoảng 45- 50 tạ/công, thì với giá hiện nay, chưa kể các loại sâu bệnh tấn công thì nông dân cầm chắc lỗ.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, nông dân tham gia sản xuất trên tinh thần tự nguyện, đồng thời được hỗ trợ kỹ thuật canh tác, cơ sở vật chất khâu thiết kế vườn trong quá trình thực hiện. Dự kiến tổng kinh phí từ khi thực hiện đến được công nhận khoảng 180 triệu đồng, do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh hỗ trợ.

Qua thông tin đại chúng được biết nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ cây cam, quýt và nhất là nhận thấy đất đai, khí hậu tại địa phương tương đối phù hợp nên trong những năm qua, gia đình ông Nông Thanh Bộ, thôn Nà Nưa, xã Cường Lợi đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng loại cây này.

Anh Phạm Văn Tiến 37 tuổi là nông dân đầu tiên ở xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) áp dụng mô hình tưới phun tiết kiệm nước trên cây nho. Vườn nho nhà anh Tiến trải cành xanh mướt giữa mùa khô hạn. Tưới phun tiết kiệm nước, vốn đầu tư thấp đem lại hiệu quả kinh tế cao đang được nhiều nông hộ học tập làm theo.

Thực tế cho thấy, việc thương lái thu mua nông sản khi vừa được nhà vườn xuống giống vài tuần tại Đà Lạt là một loại giao dịch trong làm ăn rất phổ biến. Hồi đầu năm nay, nhiều thương lái cũng đã thu mua cải thảo theo hình thức này, sau đó cải thảo mất giá, tiền thu hoạch không đủ chi phí thuê nhân công nên họ đã phải để nhà vườn phá bỏ, chấp nhận mất trắng tài sản.

UBND Tỉnh Phú Yên yêu cầu ngành Nông nghiệp và PTNT, UBND các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền để người dân nắm được những tác động, ảnh hưởng đến môi trường, đa dạng sinh học, cũng như hiệu quả kinh tế đối với việc nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt, ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.