Khoai lang Ngọc Vừng (Vân Đồn) vẫn bí đầu ra
Khoai lang là một trong những sản phẩm mà nhiều du khách rất ưa thích mua làm quà khi đến Ngọc Vừng (Vân Đồn - Quảng Ninh) tham quan. Hiện người dân chủ yếu tiêu thụ bằng cách bán cho khách du lịch, bán cho thương lái thu mua. Dù giá bán khoai đặc sản trên thị trường khoảng 15.000 đ/kg, hiệu quả kinh tế cao hơn cây trồng khác nhưng những năm gần đây tiêu thụ kém, thương lái ít thu gom xuất khẩu nên người dân không mặn mà với cây trồng đặc sản này.
Ông Nguyễn Văn Minh, thôn Bình Minh, một trong những hộ trồng khoai truyền thống lâu năm cho biết: Năm vừa qua gia đình ông chỉ trồng khoảng 4 sào, mỗi sào cho thu hoạch khoảng 200kg, với giá bán được 300.000 đồng/sào. Dù giá trị kinh tế đưa lại cao so với nhiều cây trồng khác nhưng việc tiêu thụ khó khăn do thiếu thị trường.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Kiểm, thôn Bình Minh cũng cho biết: Do đất cát rất hợp với giống khoai lang này nên gia đình tôi cũng quyết định trồng giống khoai truyền thống được 2 năm nay. Sản lượng và chất lượng cây trồng rất tốt tuy nhiên đầu ra rất khó nên chúng tôi chỉ trồng khoảng 2 - 3 sào vừa để ăn vừa để bán cho khách du lịch.
Được biết, trước đây diện tích trồng khoai toàn xã Ngọc Vừng đạt khoảng 10 ha, mỗi gia đình cũng trồng từ 6 - 7 sào, số hộ tham gia trồng khoai là khoảng 60 - 70 hộ. Thế nhưng nay tổng diện tích trồng khoai trên toàn xã chỉ còn khoảng 4ha, số hộ trồng cũng giảm đi một nửa.
Để hỗ trợ người dân phát triển diện tích trồng khoai lang, năm 2012, huyện Vân Đồn đã hỗ trợ về giống, vốn, phân bón… vì vậy diện tích được mở rộng hơn. Tuy nhiên trong thời gian gần đây việc tiêu thụ sản phẩm không thuận lợi do nhu cầu thu mua, xuất khẩu suy giảm hẳn. Vì thế các hộ trồng khoai đặc sản chỉ còn xoay xở tìm các mối tiêu thụ cho tiểu thương, bán cho du khách nhưng số lượng tiêu thụ không đáng kể, phần còn lại được dành bán cho du khách hoặc tiêu thụ nội bộ. Nhiều hộ dân cũng thử nghiệm sấy khô hoặc hình thức chế biến khác… để tiêu thụ, nhưng nguồn vốn đầu tư máy móc lớn và không bán được.
Đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Vừng cho biết: Một trong những vấn đề cốt yếu là sản phẩm chưa tạo dựng được thương hiệu, chưa được quảng bá để được biết đến rộng rãi. Chúng tôi đã đề xuất xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm, đây là cách làm hiệu quả nhất để duy trì, phát triển cây trồng này, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm
Dọc tuyến đường quốc phòng từ các xã ven biển vùng Ngũ Điền và xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho thấy, môi trường biển ở đây đang bị đe dọa bởi hàng trăm ha tôm của các công ty và nhóm hộ.
Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn thì con cá rôphi nổi lên như một đối tượng thay thế đầy triển vọng nhờ thị trường tương đối mở. Do khá dễ nuôi nên việc chuyển đổi nuôi từ cá tra sang cá rôphi đang được một số dn như công ty cp chế biến thực phẩm sông hậu (sohafood) thực hiện.
Là đối tượng thủy sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, loài cá chiên sống tự nhiên trên dòng sông Sêrêpôk đang bị đe dọa bởi sự khai thác triệt để của con người.
Những năm qua, nghề nuôi thủy sản nước lợ, mặn ở các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang như: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và TX. Gò Công khá phát triển. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ môi trường của người nuôi thủy sản còn nhiều hạn chế, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường ven biển rất cao. Do đó, người nuôi cần thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ môi trường ven biển, hạn chế dịch bệnh, gia tăng hiệu quả nuôi.
Gần 40 ha tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung (huyện Diễn Châu, Nghệ An) liên tục nhiễm các bệnh đường ruột, phân trắng, hoại tử gan tụy, đốm trắng... khiến người nuôi điêu đứng.