Sản Xuất Lúa Ruộng Ở Mường Đun

Xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa có 130ha ruộng, trong đó 97ha cấy được 2 vụ lúa/năm. Những năm gần đây, nhờ được đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi, nông dân được tập huấn kỹ thuật canh tác nên các loại cây trồng chủ lực, giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất đại trà. Nhờ đó, năng suất và sản lượng lúa của xã tăng 1,5 lần so với 10 năm trước đây, bình quân vụ chiêm đạt 56 tạ/ha, vụ mùa 47 tạ/ha.
Ông Quàng Văn Ém, Chủ tịch UBND xã Mường Đun, cho biết: Là xã đặc biệt khó khăn, lại được hưởng chính sách của huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, nên xã có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những năm gần đây, từ nhiều nguồn vốn của các chương trình, dự án được phân bổ, Mường Đun đã đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở làm thay đổi bộ mặt KT - XH địa phương.
Trong đó, công trình thủy lợi được chú trọng xây dựng, hầu hết các bản được xây dựng hệ thống kênh mương dẫn nước. Hiện nay các công trình đang phát huy hiệu quả, giúp người dân sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Ông Quàng Văn Thọng, Trưởng bản Đun I, tâm sự: Gia đình tôi có 4.000m2 ruộng bậc thang, trước đây chỉ gieo cấy được 1 vụ lúa/năm, do thiếu nguồn nước. Mặt khác, các giống lúa địa phương gieo cấy nhiều năm bị thoái hóa, khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên kém, nông dân không sử dụng phân bón, nên năng suất thấp.
Mấy năm gần đây, nhờ có hệ thống kênh mương dẫn nước, nguồn nước ổn định, giống mới đưa vào sản xuất đại trà, nhờ đó năng suất và sản lượng lúa tăng gấp đôi so với trước đây. Thu nhập từ lúa đã trở thành một trong những nguồn thu chủ yếu của gia đình. Ngoài ra, tôi đầu tư mua máy cày, bừa đất để sản xuất kịp thời vụ, đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phù hợp nên đã có lúa dư thừa để phát triển chăn nuôi hoặc bán ra thị trường.
Chúng tôi có mặt ở Mường Đun vào thời điểm trung tuần tháng 7, không khí lao động sản xuất trên đồng ruộng tại các bản Đun I, 2, bản Hột, bản Kép... thật nhộn nhịp khẩn trương. Nơi này bà con nhổ mạ, chỗ kia cày bừa đất, nơi khác đang cấy lúa. Hầu hết các gia đình tập trung nhân lực và thời gian ở ngoài đồng ruộng để sản xuất kịp thời vụ. Điều kiện sản xuất thuận lợi, năng suất lúa ổn định, sản phẩm có đầu ra, đó là những yếu tố làm cho nông dân nơi đây chú trọng đầu tư phát triển lúa nước, gắn bó với đồng ruộng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại, nông sản sạch vẫn gặp khó về đầu ra vì giá bán còn cao. Sản xuất với quy mô lớn nhằm giảm giá sản phẩm được xem là giải pháp cho vấn đề trên.

Việc quy hoạch của tỉnh nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động và các nguồn lực xã hội để phát triển sản phẩm nông nghiệp theo hướng chuyên canh, có năng suất, chất lượng tốt, cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường và hướng tới xuất khẩu.

Vẫn nghe khái niệm rau sạch, rau an toàn nhưng rau hữu cơ thì ít, dường như còn khá lạ. Mục sở thị trang trại rau hữu cơ của Công ty CP TERRANIQUE tại xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) mới thấy quy trình trồng rau ở đây hoàn toàn khác biệt và theo tiêu chuẩn thực sự khắt khe.

Trong năm 2014, các cấp Hội Nông dân huyện Long Thành đã vận động 109 hộ khá, giàu, giúp đỡ hỗ trợ 400 con giống, 415 kg hạt giống các loại và cho vay hơn 252 triệu đồng không tính lãi cho 203 hộ nông dân nghèo trong huyện có điều kiện phát triển chăn nuôi, trồng trọt, vươn lên thoát nghèo.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp nhiều thuận lợi, giá bán sản phẩm đứng ở mức cao trong một thời gian dài, trong khi đó, giá thức ăn tương đối ổn định không biến động nhiều, dịch bệnh được kiềm soát. Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 40.150 tấn, tăng 1,20% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng cá tra đạt 33.120 tấn. Giá cá tra hiện nay dao động ở mức 23.500 - 24.000 đồng/kg: người nuôi có lợi nhuận.