Địa Phương Tăng Cường Chống Cúm A/H5N1 Trên Đàn Chim Yến

Trong những ngày qua, dịch cúm A/H5N1 bùng phát tại nhiều tỉnh phía Nam. Đặc biệt, khi dịch cúm bùng phát trên đàn yến nuôi ở TP. Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã gây hoang mang cho người dân lẫn các hộ nuôi. Nhiều tỉnh, thành phố đã tăng cường các biện pháp giám sát dịch cúm A/H5N1 trên đàn chim yến.
Là địa phương có nhiều hộ nuôi chim yến tập trung (357 hộ nuôi), Tiền Giang đã đưa ra mức báo động đỏ trong công tác phòng chống cúm gia cầm trên đàn nuôi chim yến của tỉnh.
Tỉnh cũng tăng cường lực lượng thú y về cơ sở, nhất là tại các vùng nuôi chim yến tập trung tại thị xã Gò Công, Gò Công Tây và Gò Công Đông, tổ chức buổi tập huấn cho các hộ nuôi chim yến, trong đó yêu cầu cơ sở nuôi phải thường xuyên giám sát tình trạng sức khỏe của chim. Trường hợp có dấu hiệu bất thường, cần báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y để xử lý kịp thời. Nghiêm cấm việc giấu dịch vì hậu quả sẽ rất khó lường.
UBND tỉnh Bình Định cũng cho biết, trước tình hình dịch cúm A/H5N1 có nguy cơ đe dọa đàn yến, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã chỉ đạo ngành Thú y tỉnh tiếp cận cơ sở, hướng dẫn các địa phương có phong trào nuôi yến trong nhà và những hộ nuôi yến các biện pháp phòng chống dịch.
Tăng cường các biện pháp giám sát dịch bệnh, thường xuyên vệ sinh tiêu độc sát trùng cơ sở nuôi yến, lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm tìm virus cúm gia cầm. Nếu phát hiện có tình huống xấu xảy ra phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để kịp thời khoanh vùng xử lý, ngăn chặn.
Cùng với Tiền Giang và Bình Định, tỉnh Khánh Hòa hiện có 62 nhà yến, 156 hang yến, tập trung chủ yếu tại TP.Nha Trang. Để phòng, chống cho các đàn chim yến, UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu Chi cục Thú y phối hợp với công ty yến sào và các địa phương rà soát, khẩn trương thực hiện nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, tiêu độc vệ sinh khử trùng các nhà yến đảm bảo an toàn quần thể đàn chim yến; nếu phát hiện chim nhiễm bệnh thì kịp thời khoanh vùng xử lý.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này những năm trước mía tím trên địa bàn huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đã được thương lái mua hết. Thời gian đó, cây mía tím được mùa, được giá đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Sau một thời gian lao đao vì cây mía, người dân xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đang thu lời lớn nhờ trồng gừng.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, trong quý I/2015, giá trị xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam đạt 104,3 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do giá cá ngừ thế giới giảm mạnh xuống dưới 1.000 USD/tấn trong khi sản lượng khai thác tất cả cá ngừ toàn cầu tăng; đồng Yên và EUR mất giá còn USD tăng giá và nhu cầu từ các thị trường NK giảm.

Đối với người trồng thanh long, việc xuất hiện dịch bệnh trên cây trồng, nhất là bệnh đốm nâu là nỗi lo lắng dai dẳng. Đặc biệt, trước thời điểm bước vào mùa mưa năm nay, nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh càng khiến bà con thêm lo âu. Kết quả của đợt cao điểm phòng, chống bệnh đốm nâu hại thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong 4 tháng qua là một trong những nỗ lực của ngành nông nghiệp và nông dân địa phương.

Các nhà vườn trồng bơ tại TX.Long Khánh, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai cho biết, trong những ngày lễ giá bơ trái vụ có giá khoảng 48 - 50 ngàn đồng/kg, tăng 6 - 8 ngàn đồng/kg so với ngày thường trước đó. Bơ ở hai vùng này là một trong những loại trái cây ngon được các thương lái đặt hàng đưa về TP.Biên Hòa, TP.Hồ Chí Minh để tiêu thụ.