Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khó Tăng Nhanh Tàu Cá Xa Bờ

Khó Tăng Nhanh Tàu Cá Xa Bờ
Ngày đăng: 14/08/2014

Định hướng tái cơ cấu nghề khai thác hải sản đến năm 2020 của Quảng Nam là tăng số lượng tàu cá khai thác xa bờ lên gấp đôi (từ 8% lên 16%) nhưng hiện vẫn còn nhiều khó khăn. 

Tái cơ cấu nghề khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh đòi hỏi phải căn cứ vào các chủ trương, chính sách, định hướng phát triển của trung ương, của tỉnh và phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động nghề cá. Có vậy mới phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, thực hiện đúng kế hoạch và đem lại hiệu quả cao.

Có thể nhận thấy, chính sách khuyến khích đầu tư phương tiện có công suất lớn để hoạt động trên các ngư trường xa bờ của Quảng Nam chủ yếu tập trung ở Quyết định 20/2010/QĐ-UBND và sau này sửa đổi thành Quyết định 13/2012/QĐ-UBND.

Nội dung của các quyết định này là hỗ trợ lãi suất vốn vay sau đầu tư (10% lãi suất tính trên số tiền vay thực tế của các chủ tàu cá tại các ngân hàng) để ngư dân đóng mới hoặc cải hoán nâng cấp tàu cá hoạt động trên các vùng biển xa. Tuy nhiên, hạn mức hỗ trợ lãi suất vốn vay trong khoản vay tối đa không quá 700 triệu đồng để đóng mới tàu cá và lắp máy thủy mới.

Trong trường hợp vay vốn để đóng mới tàu cá mà lắp đặt máy thủy đã qua sử dụng thì mức hỗ trợ lãi suất vốn vay chỉ giới hạn trong mức vay tối đa là 500 triệu đồng. Còn với cải hoán tàu cá thì ngư dân chỉ được hỗ trợ lãi suất ở mức vay tối đa là 250 triệu đồng đối với cải hoán và lắp máy thủy mới; trường hợp tương tự nhưng lắp máy cũ thì chỉ giới hạn hỗ trợ lãi suất khi vay tối đa là 200 triệu đồng.

Có thể nhận thấy mức chênh rất lớn giữa hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Nhà nước với huy động vốn để trang bị phương tiện có công suất lớn của ngư dân. Chính vì hỗ trợ lãi suất vốn vay chỉ giới hạn trong hạn mức vay không quá 700 triệu đồng trong khi đóng mới một con tàu, ngư dân phải huy động không dưới 3 tỷ đồng nên đến thời điểm này, Quảng Nam chỉ mới giải ngân số tiền hỗ trợ là 379 triệu đồng.

Ông Nguyễn Tấn Nam - Chủ tịch UBND xã Duy Nghĩa (Duy Xuyên) cho biết, từ khi Quyết định 13/2012/QĐ-UBND có hiệu lực đến nay, chưa có ngư dân nào trên địa bàn tiếp cận được chính sách hỗ trợ này.

“Để vay được vốn của ngân hàng đòi hỏi ngư dân phải có tài sản thế chấp, trong khi đời sống của họ còn khó khăn. Ngư dân trên địa bàn không thể “với” tới để hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ” - ông Nam nói. Ngoài Quyết định 13/2012/QĐ-UBND, Quảng Nam cũng đã thành lập Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh nhằm giúp ngư dân tiếp cận nguồn vốn vay không lãi suất để đóng mới tàu có công suất lớn khai thác hải sản xa bờ.

Tuy nhiên, nguồn vốn này chỉ giới hạn trong khoảng 20 tỷ đồng từ ngân sách mà việc bổ sung thêm vốn lại phụ thuộc vào đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Quỹ có nguồn vốn không nhiều nên chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của ngư dân trên địa bàn tỉnh. 

Giảm số lượng tàu thuyền hoạt động ven bờ, tăng thêm số tàu cá hoạt động khơi xa là hướng đi hợp lý nhằm hiện đại hóa nghề cá, khai thác bền vững nguồn lợi. Ngư dân trên địa bàn tỉnh rất khát khao đóng được con tàu mới có công suất lớn hay cải hoán nâng cấp tàu cũ để có thể hoạt động ở các ngư trường Hoàng Sa hay Trường Sa.

Tuy nhiên, nhiều ngư dân không thể huy động được nguồn vốn lớn và gặp khó khăn khi tiếp cận được chính sách hỗ trợ nên số lượng tàu có công suất lớn tăng chậm, khó đạt được kế hoạch đề ra.


Có thể bạn quan tâm

Phòng bệnh cho tôm trong giai đoạn chuyển mùa Phòng bệnh cho tôm trong giai đoạn chuyển mùa

Theo các kết quả nghiên cứu, các bệnh thường gặp trên tôm như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh đầu vàng... thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn chuyển mùa và thời gian tới là giai đoạn thuận lợi nhất để các mầm bệnh trên tôm nuôi phát triển

18/04/2015
Châu Thành (Hậu Giang) có trên 2.100ha cam sành có khả năng phải chặt bỏ Châu Thành (Hậu Giang) có trên 2.100ha cam sành có khả năng phải chặt bỏ

Thông tin từ cơ quan chuyên môn huyện Châu Thành (Hậu Giang), trong tổng số gần 5.000ha cam sành trên địa bàn huyện thì hiện có đến 2.656ha đang nhiễm bệnh, trong đó có trên 2.172ha bị nhiễm nặng, có khả năng phải chặt bỏ.

18/04/2015
Nhấp nhổm trông ngóng giá thanh long Nhấp nhổm trông ngóng giá thanh long

Ngày 12/4, giá thanh long xuất khẩu tiếp tục xuống thấp. Các nhà vườn trong tỉnh Bình Thuận không khỏi lo lắng trước xu hướng bất lợi của thị trường.

18/04/2015
Hiệu quả từ mô hình sản xuất xoài bao trái Hiệu quả từ mô hình sản xuất xoài bao trái

Nhờ biết cách xử lý cho xoài ra trái nghịch vụ, áp dụng biện pháp kỹ thuật chăm sóc xoài theo hướng an toàn, mô hình sản xuất xoài bao trái của gia đình ông Huỳnh Văn Long, xã Sông Bình (Bắc Bình, Bình Thuận) đã có thu nhập kinh tế tương đối cao.

18/04/2015
Cách diệt trừ bọ xít gây hại trên cây vải, nhãn Cách diệt trừ bọ xít gây hại trên cây vải, nhãn

Bọ xít hại nhãn, vải thường gia tăng số lượng nhanh chóng và gây hại nặng cho vải, nhãn ở giai đoạn nụ, hoa đến quả non (từ tháng 2 – 5).

18/04/2015