Mận Sơn La Trúng Mùa, Được Giá

Đến hẹn lại lên, thời điểm này mùa vụ thu hoạch của mận hậu Sơn La. Năm nay, thời tiết thuận lợi bà con nông dân lại được mùa, có lãi, giá bán buôn trung bình từ 5 -7 nghìn đồng/kg.
Những năm gần đây mận Sơn La đã tạo dựng được thương hiệu riêng từ chính chất lượng. Thời tiết năm nay nắng sớm nên mận chín sớm, quả nhỏ hơn mọi năm nhưng lại cho năng suất cao hơn. Người thu mua từ tận dưới xuôi lên đây chọn mua, đóng thùng mang về. Người trồng mận chỉ bán ở ngay tận vườn chứ không phải tìm kiếm khách mua vất vả như trước.
Chị Hoàng Thị Tâm từ Hà Nội lên tận Sơn La thu mua mận cho biết: “Mận Sơn La tuy giá cao hơn những nơi khác nhưng khách hàng khi đã ăn một lần thì sẽ quay lại mua, khác hẳn với các loại mận khác. Tôi mua mận chọn từng quả đem về xuôi bán, hàng được giao cho cả khách ở Hải Phòng, Hải Dương… Khách mua buôn lại mà cũng tranh nhau lấy vì bán bao nhiêu cũng hết”.
Mận Sơn La có hai loại là mận Chiềng cọ và mận Chiềng Đen - lấy theo tên của hai xã trồng mận lớn nhất ở đây. Cả hai loại đều có đặc điểm quả ngọt, đều và màu đỏ mọng nhưng vẫn rất giòn. Mận loại thường thu mua tại vườn có giá trung bình 5.000 đồng/kg, nếu mua loại chọn từng quả thì có giá 10.000 đồng/kg. Mận của chị Tâm được nhập từ vườn của anh Lò Văn Khải ở Bản Tam - xã Chiềng Đen - Sơn La.
Gia đình anh Khải có khoảng 4 ha đất trồng mận. Với giá như hiện nay thì anh có thể lãi 40-50 triệu/ha - đây là con số rất khả quan với người nông dân. Tính hết chi phí mận đến tay người tiêu dùng thường có giá 25- 30 nghìn đồng/kg mới có lãi. Giá này đươc cho là hợp lý cho cả người mua lẫn người trồng mận.
Lý giải cho việc mận Sơn La năm nay được giá hơn so với mọi năm, những người trồng mận cho biết, do tay nghề trồng đã được nâng cao cho chất lượng quả tốt hơn và từ trước đó thương lái Trung Quốc đã thu mua quả từ khi còn xanh về làm ô mai.
Có thể bạn quan tâm

Giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đang dao động ở mức rất thấp, từ 18.500 - 20.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành cá tra mà dân nuôi từ 23.000 - 24.500 đồng/kg. Như vậy, người nuôi cầm chắc lỗ từ 3.000 - 6.000 đồng/kg...

Trong điều kiện giá thức ăn cho chăn nuôi tăng cao, trong khi nhu cầu thị trường yêu cầu thực phẩm ngon, sạch, đảm bảo vệ sinh nên gần đây xã Thiện Nghiệp (Phan Thiết - Bình Thuận) thí điểm mô hình nuôi trùn quế kết hợp chăn nuôi tại gia đình anh Nguyễn Văn Tánh - thôn Thiện Trung. Mô hình này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ được môi trường, do tận dụng lượng chất thải trong chăn nuôi.

Trong đó Thái Bình nhiễm trên 81.500 ha (mật độ sâu phổ biến từ 200 – 300 con/m2), Nam Định 76.500 ha (mật độ 50 – 100 con/m2), Hải Phòng 36.000 ha (mật độ 80 – 100 con/m2)…

Chúng tôi lên Tiên Lý, một trong 6 thôn trồng nhiều hương bài nhất của xã Yên Định khi bà con vừa kết thúc vụ thu hoạch, đang làm đất để trồng lại cho vụ sau. Nhiều vườn cây vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên, hồng Đoàn Kết, hồng Lục Ngạn, đồi bạch đàn, keo lai, trám quả v.v… mặc dù dốc đến trên 20o nhưng nhờ có cây hương bài trồng xen mà đất được giữ ẩm, cản nước xói mòn tốt nên vẫn lên xanh tốt, đang ra hoa trắng xóa hứa hẹn một mùa quả bội thu.

Có một giải pháp đang được nhiều nông dân ở Thoại Sơn, An Giang áp dụng khá hiệu quả, đó là sử dụng phân bón lá Super Humate Sen Vàng (sản phẩm của Cty TNHH An Hưng Tường).