Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khổ Như Người Trồng Tiêu Thời Giá Khủng

Khổ Như Người Trồng Tiêu Thời Giá Khủng
Publish date: Thursday. July 31st, 2014

Gần 2 tháng nay, anh Nguyễn Văn Lập ở khu phố Ninh Thành, thị trấn Lộc Ninh (huyện Lộc Ninh - Bình Phước) mỗi ngày phải đi về 40km ngủ ở chòi để canh giữ tiêu. 17 giờ chiều anh Lập vào vườn ở tổ 1, ấp Đồi Đá, xã Lộc Khánh, đến 7 giờ sáng hôm sau về đi làm công nhân.

Năm nay, gia đình anh Lập đã cưa gần 2 sào điều để trồng 350 trụ tiêu. Không riêng gì anh Lập mà các vườn tiêu trồng mới, nông dân đều phải dựng chòi để canh giữ dây tiêu giống.

Anh Lập lý giải, nông dân trồng tiêu chủ yếu mua dây ở trụ 1 năm tuổi để trồng, mỗi trụ 2 dây chính và 1 dây phụ, giá giống 25 ngàn đồng/dây (không tính giá dây phụ). Để trồng 350 trụ, anh Lập mua giống gần 17 triệu đồng. Giá tiêu từ đầu tháng 7 đến nay cao ngất ngưởng (190-200 ngàn đồng/kg) đã làm nhà vườn như ngồi trên đống lửa. Nhiều hộ không có kế hoạch trồng, không chủ động mua giống nhưng khi thấy giá cao đã cưa điều để trồng tiêu nên phải đi “chôm” giống.

Anh Lập cho biết: Năm nay, giá các loại nông sản giảm sâu, chỉ có tiêu giữ giá ở mức cao. Nhiều hộ ở Lộc Ninh đã cưa bớt vườn điều để xuống giống hồ tiêu nên đẩy giá vật tư, công lên cao. Bình quân trồng 1 trụ tiêu cao hơn 50-70 ngàn đồng so năm 2013.

Cụ thể, giá lưới che năm 2013 chỉ từ 120-130 ngàn đồng/cuộn, tháng 2-2014 tăng lên 210 ngàn đồng/cuộn và từ tháng 5 đến nay là 280 ngàn đồng. Giá nọc gỗ giả (gỗ tạp xẻ hoặc cây tạp nhỏ) tăng gần 10 ngàn đồng/nọc. Tiền giống 250-280 ngàn đồng/trụ tăng lên 350 ngàn đồng. Công lao động 170 ngàn đồng/ngày tăng lên 200 ngàn đồng...

Để trồng 350 trụ tiêu bằng nọc gỗ giả, anh Lập phải vay 70 triệu đồng. Không chỉ gia đình anh mà hơn 80% hộ xuống giống hồ tiêu quy mô 100-500 trụ phải vay vốn ngân hàng hoặc vay ngoài với lãi suất 2-3%/tháng. Những hộ trồng với quy mô 1.000-2.000 nọc đều thuộc về các “đại gia” có vườn tiêu thu hoạch 10 tấn/năm trở lên.

“Khổ như trồng tiêu”, ngoài việc vay vốn, chuẩn bị đất trước 2-3 tháng khi xuống giống, nông dân phải cất chòi, mắc võng nằm canh 2 tháng đầu. Nếu giá giảm như những năm 2001-2008 thì người trồng tiêu sẽ rơi vào cảnh nợ nần. Bởi thế, nhiều người giàu lên nhờ trồng tiêu nhưng cũng có nhiều người trắng tay vì trồng loại cây này.


Related news

Vải thiều vào Pháp hai khó khăn chính Vải thiều vào Pháp hai khó khăn chính

Ngày 4/6/2015, những quả vải thiều Việt Nam đầu tiên đã hiện diện trên thị trường Pháp. Chỉ sau 3 ngày, 500kg vải thiều đã được tiêu thụ hết tại Thủ đô Paris và vùng ngoại ô Ivry sur Seine.

Wednesday. June 17th, 2015
Phụ nữ Vị Xuyên tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo Phụ nữ Vị Xuyên tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo

Xác định phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, XĐGN là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Hội; những năm qua, Hội LHPN huyện Vị Xuyên luôn vận động chị em hội viên hăng hái lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu phát triển KT – XH ở địa phương.

Wednesday. June 17th, 2015
Nông sản Việt trước hội nhập tái cơ cấu, hướng tới xuất khẩu Nông sản Việt trước hội nhập tái cơ cấu, hướng tới xuất khẩu

Trước sự thay đổi lớn do hội nhập cùng thị trường thế giới, để hàng hóa Việt Nam có thế đứng bền vững, nhiều ý kiến cho rằng phải sử dụng các rào cản với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Wednesday. June 17th, 2015
Phụng Hiệp phát huy thế mạnh kinh tế vườn Phụng Hiệp phát huy thế mạnh kinh tế vườn

Dựa trên lợi thế về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng và nguồn lực nông dân cần cù chịu khó, huyện Phụng Hiệp đã và đang quan tâm phát triển vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất, chất lượng. Theo đó, cây cam xoàn đã được huyện chọn để tập trung phát triển, nâng cao thu nhập cho địa phương.

Wednesday. June 17th, 2015
Xã Tất Thắng phát triển mô hình nuôi giun quế Xã Tất Thắng phát triển mô hình nuôi giun quế

Nuôi giun quế - tạo nguồn thức ăn sạch trong chăn nuôi đang là mô hình hiệu quả được nhiều hộ chăn nuôi của xã Tất Thắng (huyện Thanh Sơn) thực hiện. Việc ứng dụng thành công mô hình này đã giúp người nông dân có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn mới giàu dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi; tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, bảo đảm an toàn cho người dùng sản phẩm chăn nuôi.

Wednesday. June 17th, 2015