Khó Kiểm Soát Chặt Cá Tôm Ở Chợ Vì Luật
Mong muốn mua được thịt, cá an toàn của người dân TPHCM sẽ khó đạt được vì cơ quan quản lý không thể kiểm soát chặt do vướng phải những quy định pháp luật.
Sản phẩm tôm cá thịt bày bán ở chợ nhiều khi không đảm bảo những tiêu chí về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàng the, urê... Ở TPHCM, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có kế hoạch sử dụng bộ kít thử nhanh để kiểm tra các loại hóa chất, kháng sinh cấm trong trong rau, quả, thủy sản.
Mới đây UBND TPHCM đã gửi kiến nghị lên Chính phủ, đề nghị công nhận phương pháp phân tích định tính bằng kít thử nhanh để kiểm tra, đánh giá và phát hiện hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm tươi sống và có biện pháp xử lý nếu kết quả dương tính.
Tuy nhiên, trong công văn số 3177/BNN-QLCL, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) nêu rõ kiến nghị như vậy là không phù hợp với các quy định hiện hành. Do đó, việc đình chỉ kinh doanh, tạm giữ lô hàng trong thời gian chờ kết quả phân tích định lượng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xử lý hành chính.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, một cán bộ của Sở NN&PTNT TPHCM cho biết, cách dùng kít có lợi thế là khi kiểm tra trực tiếp tại các rạp bán thực phẩm ngoài chợ sẽ cho kết quả ngay tức thì, sau đó, cơ quan kiểm tra sẽ lấy mẫu để có kết quả dương tính với kít thử để đi kiểm nghiệm. “Thường kết quả kiểm nghiệm khoảng sau 2-4 ngày mới cho kết quả. Lúc đó, đoàn kiểm tra chỉ có thể phạt hành chính chứ không thu giữ lô hàng vì hàng đã được bán cho người tiêu dùng cách đó mấy ngày rồi”, ông nói.
Theo ông này, với quyết định nói trên của Bộ NN&PTNT thì chuyện muốn cá tôm bán ở chợ được kiểm soát chặt hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm ở thành phố có khoảng 10 triệu dân như TPHCM là khó làm được.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 24/4, Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2015-2020. Theo Hiệp hội Thủy sản, tính đến cuối năm 2014, vùng nuôi thủy sản tỉnh đạt 7.600ha, sản lượng 474.500 tấn, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt trên 541 triệu USD (tăng 3,6 lần so với đầu nhiệm kỳ), sản phẩm cá tra có mặt gần 100 thị trường trên thế giới. Hiệp hội tham gia tích cực vào Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh;
Huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) hiện có 1.023 tàu thuyền, tổng công suất 112.898 CV, tăng 14.436 CV so với cùng kỳ năm trước. Trong số 365 tàu có công suất 90 CV trở lên, có 294 tàu được tỉnh phê duyệt đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu đánh bắt xa bờ. Trong đó có 53 tàu trực tiếp khai thác đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, đã được hỗ trợ hơn 16 tỉ đồng với 275 chuyến biển.
Tôm giống sạch bệnh EMS chỉ đóng góp 50% khả năng thành công nhưng tôm giống nhiễm bệnh EMS có thể tạo ra gần 100% khả năng thất bại. Chính vì thế, siết chặt chất lượng con giống sẽ là bước đầu tiên quyết định sự thành công của vụ nuôi.
Sau khi thu hoạch dứt điểm lúa mùa vào cuối tháng 2, nông dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang tập trung cải tạo đồng ruộng tiếp tục thả tôm nuôi với tổng diện tích gần 40.000 ha. Tuy nhiên, từ đầu vụ đến nay có khoảng 6.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại từ 50% trở lên, trong đó hơn 140 ha thiệt hại 100% do ảnh hưởng thời tiết khô hạn, độ mặn cao, thiếu nước và những yếu tố bất lợi khác.
Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, hiện nay tình trạng nghêu chết mới tại vùng ven biển Gò Công đã giảm nhiều so với trước. Theo số liệu ghi nhận từ địa phương, đến nay đã có 1.560,34 ha có hiện tượng nghêu chết với tổng sản lượng nghêu chết ước tính khoảng 16.955 tấn, tương đương giá trị thiệt hại trên 272 tỷ đồng.