Khó Kiểm Soát Chặt Cá Tôm Ở Chợ Vì Luật

Mong muốn mua được thịt, cá an toàn của người dân TPHCM sẽ khó đạt được vì cơ quan quản lý không thể kiểm soát chặt do vướng phải những quy định pháp luật.
Sản phẩm tôm cá thịt bày bán ở chợ nhiều khi không đảm bảo những tiêu chí về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàng the, urê... Ở TPHCM, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có kế hoạch sử dụng bộ kít thử nhanh để kiểm tra các loại hóa chất, kháng sinh cấm trong trong rau, quả, thủy sản.
Mới đây UBND TPHCM đã gửi kiến nghị lên Chính phủ, đề nghị công nhận phương pháp phân tích định tính bằng kít thử nhanh để kiểm tra, đánh giá và phát hiện hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm tươi sống và có biện pháp xử lý nếu kết quả dương tính.
Tuy nhiên, trong công văn số 3177/BNN-QLCL, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) nêu rõ kiến nghị như vậy là không phù hợp với các quy định hiện hành. Do đó, việc đình chỉ kinh doanh, tạm giữ lô hàng trong thời gian chờ kết quả phân tích định lượng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xử lý hành chính.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, một cán bộ của Sở NN&PTNT TPHCM cho biết, cách dùng kít có lợi thế là khi kiểm tra trực tiếp tại các rạp bán thực phẩm ngoài chợ sẽ cho kết quả ngay tức thì, sau đó, cơ quan kiểm tra sẽ lấy mẫu để có kết quả dương tính với kít thử để đi kiểm nghiệm. “Thường kết quả kiểm nghiệm khoảng sau 2-4 ngày mới cho kết quả. Lúc đó, đoàn kiểm tra chỉ có thể phạt hành chính chứ không thu giữ lô hàng vì hàng đã được bán cho người tiêu dùng cách đó mấy ngày rồi”, ông nói.
Theo ông này, với quyết định nói trên của Bộ NN&PTNT thì chuyện muốn cá tôm bán ở chợ được kiểm soát chặt hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm ở thành phố có khoảng 10 triệu dân như TPHCM là khó làm được.
Related news

Cù Lao Dung (Sóc Trăng) có thế mạnh là kinh tế vườn, dù những năm qua giá cả nông sản nói chung và cây trái nói riêng thường biến động, nhưng xoài vẫn được xác định là cây trồng cho thu nhập cao và ổn định. Vì vậy trong kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp của xã giai đoạn 2015 - 2020, địa phương tiếp tục duy trì các vườn cây ăn trái đạt hiệu quả cao.

Bệnh đốm nâu trên cây thanh long đã xảy ra ở 17/18 xã, thị trấn của huyện Bắc Bình (Bình Thuận) gây thiệt hại cho người trồng thanh long. Thực hiện Tháng hành động vệ sinh vườn thanh long, vừa qua Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bắc Bình đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có việc thực hiện mô hình ủ cành, quả thanh long bị bệnh làm phân hữu cơ.

Tết Ất Mùi 2015, sẽ là năm thứ 02 mà một số nhà vườn ở xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đưa sản phẩm bưởi năm roi tạo hình ra ngoài thị trường. Những trái bưởi năm roi được tạo hình hồ lô có chữ tài-lộc, phúc-lộc-thọ hoặc hình thỏi vàng… có giá gần 01 triệu đồng/cặp (loại I) và đang được người tiêu dùng ở các thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Cần Thơ… tìm đến.

Tại nhiều địa phương của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn, người dân đang trồng cây thanh long. Trước đây, theo quan niệm của nhiều người, loại cây này chỉ phù hợp khí hậu ở miền nam nhưng khi được đưa về trồng ở vùng đất núi, cây thanh long đã thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người dân.

Nhờ hệ thống thủy lợi đảm bảo tốt, chủ động nước tưới nên việc trồng dưa khá thuận lợi. Bình Tân cũng xuống giống được hơn 300ha, nhiều nhất tại xã Tân Hưng, Tân Thành, Thành Trung. Một số giống dưa được người dân chọn trồng nhiều vụ này như: Tiểu Hắc Long (hạt lép), Thành Long 522, Hồng Cúc (vỏ vàng)…