Khô Cá Lóc Chợ Mới Món Quà Tết Độc Đáo

Những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, đặc sản khô cá lóc Chợ Mới - An Giang, với hương vị đặc trưng độc đáo, đã trở thành món quà Tết, được nhiều người lựa chọn để dành tặng bạn bè và người thân.
Cùng với các sản phẩm khô khác, thị trường khô cá lóc tại Chợ Mới - An Giang đang trở nên sôi động.
Từ lâu, khô cá lóc Chợ Mới - An Giang đã trở thành đặc sản nổi danh khắp ĐBSCL. Để có được nguồn hàng phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, các cơ sở sản xuất đã phải chuẩn bị nguồn hàng từ tháng 10 âm lịch. Hiện nay, trung bình một ngày, có cơ sở cho ra từ 1 - 4 tấn cá khô. Trong đó, để có 1 kg khô cá lóc cần 4 kg cá tươi.
Chị Nguyễn Thị Huê - Chợ Mới - An Giang cho biết: "Hương vị khô cá lóc có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng như bớt 50% đường".
Không dừng lại ở thị trường ĐBSCL, mặt hàng khô cá lóc Chợ Mới còn là món khoái khẩu của nhiều thực khách TP.HCM. Sản phẩm khô cá lóc mặn, không tẩm ướp đường ra đời từ đó, để đáp ứng sở thích và khẩu vị của các khách hàng mới này.
Hiện nay, các sạp bắt đầu bày bán khô cá lóc nhiều hơn và sức mua của người dân cũng bắt đầu tăng so với trước.
Chị Nguyễn Thị Chi Em - Tiểu thương tại Chợ Mới - An Giang chia sẻ: “Năm nay, mặt hàng khô cá lóc bán chạy hơn so với các mặt hàng khô khác, khách vãng lai thường chọn khô cá lóc nhiều".
Theo nhiều người tiêu dùng, sở dĩ họ chọn mua khô cá lóc để làm quà tặng vì mùi vị ngon của đặc sản Chợ Mới được nhiều người ưu thích.
Liên tục đổi mới theo khẩu vị và nhu cầu của người tiêu dùng, khô cá lóc Chợ Mới - An Giang đã trở thành món đặc sản độc đáo, làm phong phú thêm hương vị ngày Tết cổ truyền tại phương Nam.
Có thể bạn quan tâm

Hải Dương đã tuyển chọn và phát triển một số giống lúa chất lượng cao nhằm khuyến cáo, mở rộng diện tích giống lúa kháng rầy.

Tình trạng tôm chết xảy ra nhiều nhất trên diện tích nuôi công nghiệp ở các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời… với thiệt hại ước tính khoảng 20 tỷ đồng. Xã Lương Thế Trân thuộc huyện Cái Nước là địa phương bị thiệt hại nặng nhất với hơn 30 ha nuôi tôm công nghiệp của 50 hộ dân bị thiệt hại hàng tỷ đồng

Sáng ngày 20/10, Bộ NN&PTNT tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện NĐ số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Qua 5 năm triển khai, việc phát triển ngành nghề nông thôn ở các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế

Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua kế hoạch hành động 5 năm và chính sách cơ bản nhằm thúc đẩy lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp thông qua mô hình canh tác quy mô lớn. Phát biểu tại cuộc họp với các bộ trưởng trong Nội các ở thủ đô Tôkyô ngày 25/10, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nói: “Chính phủ cần phải dồn toàn bộ sức lực vào việc xây dựng các quan hệ đối tác kinh tế cấp cao phù hợp với việc vực dậy các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp”.

Theo các chuyên gia, để phát triển thị trường nông sản, cần nghiên cứu thị trường trước khi thực hiện sản xuất và minh bạch hệ thống phân phối sản phẩm.