Khi nông dân thành tỷ phú, cưỡi ô tô đắt tiền
Các cụ thường vẫn có câu “phi thương bất phú, phi nông bất ổn”, nghĩa là chỉ có buôn bán mới giàu được, còn làm nông chỉ “ổn” được thôi.
Cũng vì thế, mà hình ảnh người nông dân trong mắt mọi người luôn gợi đến một hình ảnh lam lũ, vất vả và tất nhiên là… nghèo.
Bởi vậy, vào cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI này, làn sóng thanh niên nông thôn “di cư” ra các thành phố để kiếm việc làm mới, dứt khoát nói “không” với nông nghiệp đã trở nên phổ biến.
Theo thống kê, hiện nước ta vẫn đang còn 11 triệu hộ nông dân với số lao động trực tiếp làm việc trong nông nghiệp khoảng 25 triệu người. Có thể nói, đây là một con số quá cao, dẫn đến việc sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ.
Hầu hết những hộ nông dân hiện nay, chỉ sở hữu vài ba sào ruộng như ở đồng bằng Bắc Bộ hay vài ba hecta như ở đồng bằng sông Cửu Long; nuôi mấy chục con gà, vài ba con lợn, cùng lắm có thêm một hai con bò, con trâu. Thế thì bảo sao chẳng nghèo.
Khi nhiều nơi đang loay hoay để giữ rừng, tìm nguồn sống cho người trồng rừng thì anh Lê Mai Hiền ở thôn Tân Phong, xã Tân Nguyên (Yên Bình, Yên Bái) lại giàu có từ sản xuất, kinh doanh sản phẩm của rừng và giúp đỡ nhiều nông dân khác.
Nhưng trong cái bức tranh chung đó, trong số 25 triệu người đó, ngày nay đã xuất hiện nhiều nông dân “tỷ phú”.
Tỷ phú ở đây không có nghĩa chỉ là họ có trong tay tiền tỷ, mà là hàng năm thu về (lãi) tiền tỷ từ chính những mô hình, những cách làm sáng tạo của họ.
Để trở thành tỷ phú, những nông dân đó luôn tự biết tìm cho mình một cách làm mới “không giống mọi người” như người ta trồng một vài sào lúa, thì mình trồng vài chục hecta hay nuôi những con mang tính đặc sản giá trị cao, trồng những cây có đầu ra mới…
Tiềm năng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn rất lớn, bởi nước ta có điều kiện khí hậu, đất đai thổ nhưỡng thuận lợi, vì thế các sản phẩm nông sản của nước ta cũng rất đa dạng.
Tuy nhiên, do cách làm, tư duy của đại bộ phận nông dân vẫn còn chậm thay đổi, nên giá trị sản xuất còn thấp, thu nhập của phần lớn nông dân mới chỉ dừng lại ở mức đủ ăn.
Tình trạng được mùa rớt giá thường xuyên diễn ra.
Trong bối cảnh đó, đòi hỏi trước tiên mỗi người nông dân, chủ trang trại phải tự biết thay đổi, tự tìm cho mình một hướng đi riêng, mới có sự liên kết, hội nhập trong làm ăn. Chỉ có như thế, việc làm giàu thậm chí trở thành tỷ phú mới trở thành hiện thực.
Có thể bạn quan tâm
Liên quan đến thông tin liệu có dừng thí điểm bảo hiểm nông nghiệp hay không, đại diện Bộ Tài chính khẳng định: Vẫn tiếp tục chương trình này, vì qua thực tiễn thí điểm, kết quả đạt được tương đối tốt và có nhiều ý kiến đề xuất đưa ra thực hiện đại trà.
Sáng sớm ngày 13-3, chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Lương 51 tuổi tất bật vào mùa thu hoạch thuốc lá vàng sấy. Anh Lương là một trong những nông dân tiêu biểu vượt khó vươn lên làm giàu bảo đảm cuộc sống no ấm từ đồng đất Nha Húi thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn. Anh vận động gia đình thi đua sản xuất giỏi tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.
Chúng tôi thật sự ấn tượng trước mô hình kinh tế gia trại phát triển theo hướng bền vững của ông Huỳnh Miên. Hệ thống gia trại được đầu tư xây dựng nề nếp phản ảnh tinh thần nỗ lực vươn lên làm giàu từ nông nghiệp, chung tay xây dựng nông thôn mới của người nông dân có gần nửa thế kỷ gắn bó với vùng đất xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước.
Ngày 29-3, tại khu vực biển Ninh Chử - Bình Sơn, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức thả tôm sú giống tái tạo nguồn lợi thủy sản, với số lượng 76 vạn con (post 25). Ngoài ra, Trung tâm giống hải sản cấp 1 cũng hỗ trợ thêm 8 vạn con giống tham gia chương trình.
Năm 1984, ông Phạm Quang Hành ở thôn Hòa Bình, xã Hùng Sơn (Thanh Miện - Hải Dương) nuôi thử 5 đàn ong để lấy mật bồi dưỡng sức khoẻ.