Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khi nông dân thành tỷ phú, cưỡi ô tô đắt tiền

Khi nông dân thành tỷ phú, cưỡi ô tô đắt tiền
Publish date: Tuesday. October 6th, 2015

Các cụ thường vẫn có câu “phi thương bất phú, phi nông bất ổn”, nghĩa là chỉ có buôn bán mới giàu được, còn làm nông chỉ “ổn” được thôi.

Cũng vì thế, mà hình ảnh người nông dân trong mắt mọi người luôn gợi đến một hình ảnh lam lũ, vất vả và tất nhiên là… nghèo.

Bởi vậy, vào cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI này, làn sóng thanh niên nông thôn “di cư” ra các thành phố để kiếm việc làm mới, dứt khoát nói “không” với nông nghiệp đã trở nên phổ biến.

Theo thống kê, hiện nước ta vẫn đang còn 11 triệu hộ nông dân với số lao động trực tiếp làm việc trong nông nghiệp khoảng 25 triệu người. Có thể nói, đây là một con số quá cao, dẫn đến việc sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ.

Hầu hết những hộ nông dân hiện nay, chỉ sở hữu vài ba sào ruộng như ở đồng bằng Bắc Bộ hay vài ba hecta như ở đồng bằng sông Cửu Long; nuôi mấy chục con gà, vài ba con lợn, cùng lắm có thêm một hai con bò, con trâu. Thế thì bảo sao chẳng nghèo.

 

Khi nhiều nơi đang loay hoay để giữ rừng, tìm nguồn sống cho người trồng rừng thì anh Lê Mai Hiền ở thôn Tân Phong, xã Tân Nguyên (Yên Bình, Yên Bái) lại giàu có từ sản xuất, kinh doanh sản phẩm của rừng và giúp đỡ nhiều nông dân khác.

Nhưng trong cái bức tranh chung đó, trong số 25 triệu người đó, ngày nay đã xuất hiện nhiều nông dân “tỷ phú”.

Tỷ phú ở đây không có nghĩa chỉ là họ có trong tay tiền tỷ, mà là hàng năm thu về (lãi) tiền tỷ từ chính những mô hình, những cách làm sáng tạo của họ.

Để trở thành tỷ phú, những nông dân đó luôn tự biết tìm cho mình một cách làm mới “không giống mọi người” như người ta trồng một vài sào lúa, thì mình trồng vài chục hecta hay nuôi những con mang tính đặc sản giá trị cao, trồng những cây có đầu ra mới…

Tiềm năng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn rất lớn, bởi nước ta có điều kiện khí hậu, đất đai thổ nhưỡng thuận lợi, vì thế các sản phẩm nông sản của nước ta cũng rất đa dạng.

Tuy nhiên, do cách làm, tư duy của đại bộ phận nông dân vẫn còn chậm thay đổi, nên giá trị sản xuất còn thấp, thu nhập của phần lớn nông dân mới chỉ dừng lại ở mức đủ ăn.

Tình trạng được mùa rớt giá thường xuyên diễn ra.

Trong bối cảnh đó, đòi hỏi trước tiên mỗi người nông dân, chủ trang trại phải tự biết thay đổi, tự tìm cho mình một hướng đi riêng, mới có sự liên kết, hội nhập trong làm ăn. Chỉ có như thế, việc làm giàu thậm chí trở thành tỷ phú mới trở thành hiện thực.


Related news

Tin Vui Cho Người Trồng Thanh Long Cả Nước Tin Vui Cho Người Trồng Thanh Long Cả Nước

BCĐ do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh đứng đầu, các ủy viên gồm Cục Bảo vệ Thực vật, Vụ Khoa học – Công nghệ, Cục Chế biến nông – lâm sản, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp của 3 tỉnh trọng điểm trồng thanh long là Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.

Tuesday. November 25th, 2014
Trồng Cam Sành Trên Đất Đồi Trồng Cam Sành Trên Đất Đồi

Cải tạo vùng đất đồi, lựa chọn cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao là hướng đi mới. Với hướng đi này, anh Cường và một số hộ dân nơi đây đã góp phần làm đa dạng hóa các giống cây trồng, nhất là cây ăn trái. Qua đó thúc đẩy kinh tế địa phương từng bước thay đổi.

Tuesday. November 25th, 2014
Người Nông Dân Trồng Tiêu Việt Nam Đang Thắng Lớn Người Nông Dân Trồng Tiêu Việt Nam Đang Thắng Lớn

Theo thống kê từ Cộng đồng Tiêu Quốc tế (một nhóm các nhà sản xuất ở Jakarta), hiện hạt tiêu đen đang được giao dịch trên thị trường với mức giá khoảng 9 USD/kg; tăng mạnh so với mức 2 USD/kg trong khoảng 1 thập kỷ trước. Trong khi đó, giá hạt tiêu trắng vào khoảng 13 USD/kg, tăng gấp 3 lần so với 1 thập kỷ trước.

Tuesday. November 25th, 2014
Quỹ Hỗ Trợ Nông Dân “Kênh” Vốn Hiệu Quả Ở Đắk R’lấp Quỹ Hỗ Trợ Nông Dân “Kênh” Vốn Hiệu Quả Ở Đắk R’lấp

Năm 2013, được tiếp cận nguồn vốn 20 triệu đồng từ Dự án đầu tư cải tạo chăm sóc cà phê, hồ tiêu do Hội Nông dân huyện hỗ trợ, ông K’Đum, ở bon Bu N’đor, xã Đắk Wer đã mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật về chăm sóc, phòng bệnh cho vườn cà phê. Mặc dù nguồn vốn được hỗ trợ không nhiều, nhưng đã giúp gia đình vượt qua thời điểm khó khăn lúc đó, cũng như có thêm nguồn vốn để đầu tư tốt cho cây trồng.

Tuesday. November 25th, 2014
Bí Đầu Ra Cho Đặc Sản Bí Đầu Ra Cho Đặc Sản

Ông Lê Văn Hòa là nông dân giàu kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản tại xã Trà Cổ (huyện Tân Phú). Ông cũng là người đi tiên phong trong việc thử nghiệm và nuôi thành công cá tầm, giống cá xứ lạnh ở vùng nhiệt đới. Theo ông Hòa, điều kiện khí hậu ở xã Trà Cổ, nhất là ở đây có nguồn nước suối tự nhiên, quanh năm mát lạnh phù hợp để nuôi giống cá vùng ôn đới này.

Tuesday. November 25th, 2014