Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khi Giá Mủ Cao Su Xuống Thấp Nhiều Nông Dân Vẫn Chú Trọng Chăm Sóc Vườn Cây

Khi Giá Mủ Cao Su Xuống Thấp Nhiều Nông Dân Vẫn Chú Trọng Chăm Sóc Vườn Cây
Ngày đăng: 29/10/2014

Gia đình chị Hồ Thị Phượng ở thôn 13, xã Đắk Wer (Đắk R’lấp) hiện có 1,5 ha cao su kinh doanh và kiến thiết cơ bản.

Theo chị Phượng thì những năm trước, vườn cao su của gia đình luôn cho mức năng suất khá cao trên 3 tấn mủ tươi, với mức giá  trung bình khoảng 40 triệu đồng/tấn thì gia đình cũng có mức thu 120 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2014 đến nay, giá cao su trong nước liên tục giảm, hiện nay, giá cao su được tư thương thu mua trên địa bàn cũng chỉ mức 5.000 đồng-6.000 đồng/kg mủ nước dạng chén nên năm nay coi như gia đình thất thu. Nhưng không vì thế mà chị bỏ bê việc chăm sóc vườn cây.

Bởi theo chị, việc giá nông sản lên xuống là một phần của quy luật thị trường. Nếu có lúc xuống thì sẽ có lúc lên cao và nếu nông dân cứ chạy đua với vòng xoay của nó mà không lo tạo ra sản phẩm có chất lượng thì hiệu quả kinh tế mang lại tất nhiên không cao. Chính  vì thế, định kỳ chị vẫn làm cỏ, bón phân và tiến hành cắt bỏ những cành già, sâu bệnh để cây phát triển bình thường.

Chị Phượng chia sẻ: “Một số người khi giá mủ cao su xuống thấp đã chặt cây để trồng cà phê, tiêu nhưng tôi thấy việc trồng các loại cây khác cũng phải có thời gian đầu tư dài, ít nhất là 3 - 4 năm mới có sản phẩm. Theo tính toán, nếu không khai thác, hoặc khai thác thưa thì cây cao su càng ngậm lượng mủ lớn, một vài năm sau, khi khai thác, nguồn mủ càng nhiều. Vì thế, tôi không vội vàng chặt bỏ mà vẫn duy trì sức khỏe vườn cây”.

Theo UBND xã Đắk Wer thì toàn xã hiện có 339 ha cao su, với năng suất bình quân hàng năm khoảng 1,6 tấn/ha.  Trước tình trạng giá mủ tươi xuống thấp, xã đã chú trọng đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động nhân dân không chặt bỏ vườn cây để chuyển sang các loại cây khác mà vẫn giữ vườn.

Cùng với đó, các tổ chức đoàn thể của xã đã chú trọng hướng dẫn nhân dân tăng cường sự đầu tư, chăm sóc các loại cây hiện có của từng hộ như cà phê, tiêu, cây ăn quả, tận dụng đất đai trồng cây ngắn ngày… để đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống.

Tương tự, gia đình anh Phạm Bá Chín ở bon  N’Drong, xã Quảng Tân (Tuy Đức) cũng có 2 ha cao su kinh doanh. Thời gian này, anh vẫn tiến hành khai thác và chăm sóc bình thường.

Anh Chín cho biết: “Cao su của gia đình được trồng trên vùng đất phù hợp, độ dốc vừa phải, lại đang sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng, sản lượng mủ đều đạt cao nên không có lý gì mà phải chặt bỏ để trồng cây khác. Tuy hiện nay, giá có xuống thấp nhưng tôi tin nếu kiên trì bám trụ thì dần dần giá cả cũng tăng cao. Vả lại, ai có thể đoán trước được rằng, khi trồng cây khác không gặp rủi ro do dịch bệnh, mất mùa, rồi chi phí đầu tư ban đầu”.

Theo Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Tuy Đức thì thời gian qua cũng có một số diện tích cao su trên địa bàn bị người dân chặt bỏ, chuyển sang trồng các loại cây khác, nhưng đây chỉ là diện tích nhỏ, nằm rải rác, không nằm trong vùng quy hoạch hoặc sâu bệnh gây hại, năng suất kém.

Theo ông Hồ Gấm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT huyện thì giá mủ cao su xuống thấp là do nguồn cung trên thị trường vượt quá cầu. Đây là điều tất yếu của thị trường ở một số thời điểm nào đó, chứ không có tính lâu dài.

Về phía ngành Nông nghiệp vẫn coi cao su là cây trồng chính với quy hoạch diện tích đến năm 2015, diện tích cây cao su trên địa bàn tỉnh là 32.032 ha và đến năm 2020 là 36.295 ha.  Do đó, việc bà con vẫn chú trọng chăm sóc, phòng chống sâu bệnh ở những diện tích được trồng trong quy hoạch, đang phát triển tốt, năng suất cao là một hành động thông minh thể hiện sự chủ động trong sản xuất, không chạy theo, phụ thuộc quá nhiều vào thị trường.

Về lâu dài, tỉnh cũng đã có quy hoạch về phát triển các cơ sở chế biến mủ cao su quy mô lớn ở các địa phương, nhằm chế biến được các sản phẩm tinh, từ đó đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm, nâng cao đời sống người trồng cao su.


Có thể bạn quan tâm

Tập trung phòng trừ dịch rệp sáp bột hồng cho cây sắn Tập trung phòng trừ dịch rệp sáp bột hồng cho cây sắn

Rệp sáp bột hồng hại sắn là đối tượng dịch hại mới được phát hiện trên địa bàn Quảng Trị lần đầu tiên tại Hướng Hóa vào tháng 8/2013 với diện tích 5 ha. Từ đó đến hết năm 2014, do chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu nên dịch này đã lây lan sang các vùng trồng sắn trên toàn tỉnh với diện tích 440 ha trên giống KM94.

17/06/2015
Rất khó để trồng cây đậu xanh né hạn Rất khó để trồng cây đậu xanh né hạn

Trước tình hình hạn hán diễn ra gay gắt, từ đầu tháng 4/2015, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh Quảng Trị phương án chống hạn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vụ hè thu 2015.

17/06/2015
Vườn vải thiều bạc tỉ có một không hai ở Bắc Giang Vườn vải thiều bạc tỉ có một không hai ở Bắc Giang

Việc cho vải ra quả từ thân đã mang lại những hiệu quả về kinh tế, thu hái nhanh, bớt đi một nửa nhân công trong những ngày cao điểm, giá cao và ổn định.

17/06/2015
Khoai lang tím Vĩnh Long vừa trồng vừa lo Khoai lang tím Vĩnh Long vừa trồng vừa lo

Là tỉnh có diện tích trồng khoai lang lớn nhất ĐBSCL nhưng hiện nay giá khoai lang tại Vĩnh Long đang lên xuống thất thường vì quá phụ thuộc thị trường Trung Quốc

17/06/2015
Tám container vải tươi Việt Nam vào Mỹ, Úc Tám container vải tươi Việt Nam vào Mỹ, Úc

Có tám container vải tươi của VN đã và đang trên đường đến hai thị trường khó tính mới mở là Mỹ và Úc sau nửa tháng bắt đầu xuất khẩu.

17/06/2015