Dừng áp thuế xuất khẩu 5% với sắn lát

Cụ thể, kể từ ngày 5/9, các mặt hàng sắn xuất khẩu thực hiện theo quy định của Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế với mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0% cho đến khi có văn bản mới của Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng sắn áp dụng cho năm 2016 theo đúng trình tự thủ tục quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tiếp tục theo dõi để có lộ trình tăng dần mức thuế suất thuế xuất khẩu sắn cho phù hợp với lộ trình áp dụng xăng sinh học tại Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg và tình hình thực tế sản xuất, tiêu thụ sắn trong nước, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân trồng sắn.
Trước đó, sắn lát - nguyên liệu chính để sản xuất cồn sinh học (ethanol), vừa bị điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu từ 0,5 lên 5% với lý do đảm bảo nguồn nguyên liệu để phối trộn, sử dụng xăng sinh học E5 theo đúng lộ trình.
Tuy nhiên, trước những khó khăn cho doanh nghiệp và nông dân khi thực hiện mức thuế suất mới, Bộ Tài chính đã quyết định dừng việc thực hiện Thông tư 63 và cho phép mặt hàng này tiếp tục hưởng thuế suất 0% cho đến khi có văn bản mới.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 5/9/2015
Có thể bạn quan tâm

Mô hình được triển khai thực hiện trong 8 tháng (từ tháng 12.2013 đến tháng 7.2014), trên diện tích 18 ha tại khu vực 8, phường Bùi Thị Xuân, có 18 hộ nông dân tham gia. Mô hình được Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn đầu tư kinh phí trên 53 triệu đồng, từ nguồn kinh phí khoa học - công nghệ TP Quy Nhơn.

Theo Tổng cục Hải quan, trong cơ sở sở dữ liệu của cơ quan Hải quan, mức giá tham chiếu mặt hàng tổ yến nhập khẩu dao động từ 535 USD/kg đến 752 USD/kg tùy từng mặt hàng.

Thông tin từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) ngày 22/9/2014 cho biết, tính đến ngày 18/9 các doanh nghiệp đã xuất khẩu được gần 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch hơn 2 tỷ USD.

Anh Doanh chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi sinh sống ở bên tỉnh Lâm Đồng cũng làm nghề trồng rau và thường thấy nhiều người dân của Đắk Nông sang mua hạt, cây giống về để trồng. Thấy nhu cầu trồng rau của người dân Đắk Nông nhiều, lại được bạn bè và người thân khuyên nên sang bên này làm ăn nên gia đình đã bán tài sản sang để theo nghề.

Công ty cổ phần đường Biên Hòa đang xây dựng dự án cánh đồng lớn với cây mía tại huyện Vĩnh Cửu. Mục tiêu nhằm xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng trồng mía tập trung, ứng dụng cơ giới hóa để tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất cho cây mía.