Khánh Thành Trung Tâm Ứng Dụng Công Nghệ Xử Lý Hạt Giống Đầu Tiên Của Bayer Tại Việt Nam

Ngày 6-6, Công ty Bayer Việt Nam phối hợp cùng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức lễ khánh thành Trung tâm Ứng dụng công nghệ xử lý hạt giống đặt tại trụ sở Viện Lúa ĐBSCL, số 9B, đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Đây là Trung tâm Ứng dụng Công nghệ xử lý hạt giống thứ 11 của Bayer trên toàn cầu và là Trung tâm đầu tiên của Bayer đặt tại Việt Nam.
Theo Bayer Việt Nam, hạt giống đã qua xử lý đem lại nhiều lợi ích cho nông dân trong quá trình canh tác lúa. Tuy nhiên, tại Việt Nam việc áp dụng các giải pháp xử lý hạt giống hiện chỉ giới hạn trong khoảng 2% trên tổng diện tích đất canh tác lúa.
Vì thế, Trung tâm Ứng dụng Công nghệ xử lý hạt giống của Bayer được trang bị thiết bị xử lý hạt giống với công nghệ tiên tiến cùng đội ngũ chuyên môn của công ty nhằm cung cấp các dịch vụ huấn luyện, kiểm tra, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho người xử lý hạt giống có thể xử lý và bảo vệ hạt giống một cách tốt nhất.
Trung tâm cũng hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng về cách sử dụng sản phẩm xử lý hạt giống do Công ty Bayer cung cấp và huấn luyện cách thức sử dụng thiết bị xử lý hạt giống ngay tại Trung tâm.
Thông qua việc hợp tác với Viện Lúa ĐBSCL, Bayer Việt Nam sẽ triển khai các hoạt động huấn luyện, tập huấn kỹ thuật và tổ chức những điểm trình diễn ngoài đồng ruộng.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ sự cần cù chịu khó và năng động trong cách nghĩ, cách làm, nhiều nông dân ở thành phố Cao Lãnh đã không chỉ đưa gia đình mình thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng.

Cứ mỗi độ tết đến xuân về, người Hương Sơn lại thi nhau ra vườn hái chọn lấy những quả cam bù đẹp nhất trong vườn đưa vào đặt lên bàn thờ cúng Tổ tiên bằng cả tấm lòng qua một năm gặt hái. Bởi vào dịp tết cổ truyền dân tộc là cam bù Hương Sơn lại vào mùa thu hoạch.

Nguyễn Ngọc Tứ, bản Hua Nguống, xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng được mọi người gọi bằng cái tên “Chàng thanh niên mê cây cà phê”.

Nam Tân là một trong những xã nuôi trồng thuỷ sản mạnh nhất trong huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hiện nay xã có từ 120-130 ha mặt nước tự nhiên, sản lượng thuỷ sản của xã chiếm trên 1/4 tổng sản lượng của toàn huyện (từ 27-28%), hàng năm thu được khoảng 500-550 tấn cá (sản lượngtoàn huyện Nam Sách khoảng hơn 2.000 tấn/năm).

Nhiều năm qua, nấm rơm trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Tuy nhiên, hiện nay nhiều nông dân đã lâm vào cảnh nợ nần và quyết định bỏ nghề.