Khánh Thành Trung Tâm Ứng Dụng Công Nghệ Xử Lý Hạt Giống Đầu Tiên Của Bayer Tại Việt Nam

Ngày 6-6, Công ty Bayer Việt Nam phối hợp cùng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức lễ khánh thành Trung tâm Ứng dụng công nghệ xử lý hạt giống đặt tại trụ sở Viện Lúa ĐBSCL, số 9B, đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Đây là Trung tâm Ứng dụng Công nghệ xử lý hạt giống thứ 11 của Bayer trên toàn cầu và là Trung tâm đầu tiên của Bayer đặt tại Việt Nam.
Theo Bayer Việt Nam, hạt giống đã qua xử lý đem lại nhiều lợi ích cho nông dân trong quá trình canh tác lúa. Tuy nhiên, tại Việt Nam việc áp dụng các giải pháp xử lý hạt giống hiện chỉ giới hạn trong khoảng 2% trên tổng diện tích đất canh tác lúa.
Vì thế, Trung tâm Ứng dụng Công nghệ xử lý hạt giống của Bayer được trang bị thiết bị xử lý hạt giống với công nghệ tiên tiến cùng đội ngũ chuyên môn của công ty nhằm cung cấp các dịch vụ huấn luyện, kiểm tra, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho người xử lý hạt giống có thể xử lý và bảo vệ hạt giống một cách tốt nhất.
Trung tâm cũng hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng về cách sử dụng sản phẩm xử lý hạt giống do Công ty Bayer cung cấp và huấn luyện cách thức sử dụng thiết bị xử lý hạt giống ngay tại Trung tâm.
Thông qua việc hợp tác với Viện Lúa ĐBSCL, Bayer Việt Nam sẽ triển khai các hoạt động huấn luyện, tập huấn kỹ thuật và tổ chức những điểm trình diễn ngoài đồng ruộng.
Related news

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn phối hợp với Tổng công ty Tín Nghĩa và UBND huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức lấy ý kiến nông dân xã Phú Lộc về việc tham gia dự án “cánh đồng lớn liên kết sản xuất tiêu thụ cà phê 4C trên địa bàn các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú”.
Với nhiều ưu điểm vượt trội như: năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu đổ ngã tốt, đặc biệt hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo rất cao... giống lúa đỏ mang tên Ngọc đỏ hương dứa, được một nông dân ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) sáng tạo đang thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh và một số đối tác nước ngoài.

Người trồng mía ở Ninh Hòa (Khánh Hòa) vừa trải qua một vụ mía khó khăn do giá đường xuống thấp, nắng hạn kéo dài. Trong vụ mía 2015 - 2016, nông dân trồng mía hy vọng Công ty Cổ phần (CP) Đường Ninh Hòa có nhiều chính sách nhằm giảm khó khăn trong sản xuất, tăng năng suất và chất lượng mía.

Sa nhân là cây dược liệu quý đã gắn bó lâu đời với người dân xã Tân Lập (Mộc Châu - Sơn La). Với nhiều ưu điểm như: dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng, tận dụng được diện tích đất dưới tán rừng, giá bán cao nên cây sa nhân đã và đang là cây trồng đem lại hiệu quả, tăng thu nhập cho nhiều gia đình ở Tân Lập.

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục, diện tích mía ở ĐBSCL đang dần bị phá bỏ và thay thế bằng các cây trồng khác.