Hoàng Su Phì từng bước cơ giới hóa trong nông nghiệp
Sán Sả Hồ là xã thuần nông, đa số người dân làm NN; những năm gần đây, cùng với việc lựa chọn giống cây có giá trị kinh tế cao vào gieo trồng, việc áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất đã được nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã chú trọng. Gia đình anh Lù Ngọc Ngương, thôn Cóc Coọc là một trong những hộ đi đầu trong việc cơ giới hóa phục vụ sản xuất NN. Anh Ngương chia sẻ: “Với gần 2 ha đất NN, trước đây do cày, bừa bằng trâu nên mỗi khi bước vào mùa vụ, gia đình anh phải mất hơn một tuần để thực hiện khâu làm đất cho kịp thời vụ.
Từ vụ Xuân 2013, anh quyết tâm đầu tư hơn 10 triệu đồng để mua một chiếc máy làm đất, nhờ vậy mà từ đó đến nay, gia đình anh chỉ mất 2 công lao động là hoàn thành khâu làm đất cho toàn bộ diện tích ruộng và đất trồng hoa mầu của gia đình. Không chỉ mua máy để phục cho gia đình, anh còn nhận làm đất cho một số hộ trong thôn, trong xã. Với hình thức này, mỗi năm cũng mang về cho gia đình anh một nguồn thu đáng kể, góp phần cải thiện cuộc sống”. Đồng chí Phan Thanh Tùng, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Toàn xã hiện có trên 50 chiếc máy phục vụ sản xuất NN, trong đó, máy làm đất và máy tuốt lúa mini chiếm đa số. Vào mỗi vụ gieo cấy hay thu hoạch, những chiếc máy NN đã thực sự phát huy được hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tiến độ sản xuất, đảm bảo mùa vụ, giảm sức lao động và nâng cao giá trị thu nhập cho người dân tại địa phương.
Theo thống kê, toàn huyện hiện có trên 2 nghìn máy, thiết bị phục vụ sản xuất NN; trong đó chủ yếu là các loại máy cày làm đất, máy tuốt lúa mini, máy xay xát và máy làm chè. Việc từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất, góp phần đẩy nhanh tiến độ sản xuất, giảm sức lao động và đảm bảo khung thời vụ. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành Nông nghiệp, hiện mức cơ giới hoá trong sản xuất NN của huyện vẫn còn thấp mới chỉ đạt từ 50 – 60%, chủ yếu tập trung tại các xã: Pố Lồ, Thông Nguyên, Sán Sả Hồ, Bản Luốc, Nậm Ty... Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ lãi suất cho người nông dân mua các loại máy, thiết bị phục vụ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.
Đồng chí Nguyễn Quang Duẩn, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện cho biết: Với đặc thù là một huyện miền núi, địa hình chia cắt mạnh, trong khi đó việc sản xuất nông nghiệp của người dân là trên đất dốc; ruộng lúa đa phần là ruộng bậc thang nên việc dồn điền, đổi thửa gặp rất nhiều khó khăn; hạ tầng giao thông, hệ thống kênh mương thiếu đồng bộ... Đây là những trở ngại lớn để thực hiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất NN của huyện. Để từng bước khắc phục những khó khăn trên, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, thực hiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung...
Cùng với đó, từ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, huyện đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người nông dân mua máy phục vụ sản xuất phù hợp với đặc thù của địa phương; phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, các doanh nghiệp tổ chức trình diễn các loại máy NN, đồng thời hướng dẫn, thẩm định, giải ngân nguồn vốn vay cho các hộ nông dân có nhu cầu mua máy phục vụ sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Tân Sơn là huyện vùng cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, vì vậy lựa chọn những cây trồng, vật nuôi có lợi thế để phát triển phù hợp với điều kiện địa phương, đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu của các cấp chính quyền.
Lúa tái sinh (hay còn gọi là lúa chét) là lúa mọc lên từ thân rạ sau khi đã thu hoạch. Vụ này, huyện Hạ Hòa có 60 ha lúa tái sinh tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Chân (20 ha), Chính Công (10 ha), Lệnh Khanh (10 ha), Lang Sơn (5ha)...
6 tháng đầu năm nền kinh tế vẫn còn khó khăn, sức hấp thụ vốn hạn chế, các ngân hàng dư thừa vốn cho vay. Vốn khả dụng của toàn hệ thống ngân hàng Nghệ An hết sức dồi dào, không những đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế mà còn có dự trữ vốn.
Theo thông tin từ Hiệp hội hoa Đà Lạt, hiện một số giống địa lan Đà Lạt đã được đăng ký bản quyền. Theo đó, một số công ty nước ngoài chuyên cung cấp giống địa lan cho nông dân đã đăng ký bản quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, giữ bản quyền về giống trong 20 năm.
Cây rong nho (tên khoa học Caulerpa lentillifera) xuất xứ từ Nhật Bản, đã được “di thực” về vùng quê biển Tam Hải (huyện Núi Thành), mở ra hướng chuyển đổi sinh kế mới cho người dân nơi đây.