Kiếm Tiền Tỷ Mỗi Năm Từ Cá Bống Bớp

Bắt tay ươm giống cá bớp cách đây 6 năm với quy mô gia đình, đến nay, ông Minh đã làm chủ trang trại hơn 3ha, với doanh thu khoảng 3,5 tỷ đồng mỗi năm.
Sinh năm 1958, ông Hoàng Văn Minh tại Nghĩa Hưng, Nam Định từng theo học ngành thủy sản khi còn trẻ. Sau đó, suốt từ năm 1990, ông theo các đoàn nghiên cứu đi phối hợp, hỗ trợ bà con ở các tỉnh miền Tây trong việc nuôi tôm. Cách đây khoảng chục năm, các viện có chương trình đưa tôm ra một số tỉnh phía Bắc để triển khai. Được một thời gian ông Minh quyết định về quê để xây dựng đầm tôm riêng, an cư lúc tuổi già. Tuy nhiên, nhận thấy khí hậu ở miền Bắc nuôi tôm không phù hợp, rủi ro nhiều nên ông Minh tìm tòi hướng đi khác.
Khi đó, ở Nam Định, người dân hay nuôi cá bống bớp nhưng dựa vào giống tự nhiên nên có thời điểm bị khan hiếm. Hơn nữa, loại giốn này không đáp ứng được kích cỡ, số lượng và mùa vụ nên người dân muốn triển khai lớn cũng gặp khó khăn. Lúc đó, ông Minh nảy ra ý tưởng tìm hiểu việc ươm giống cá bớp.
Thời gian đầu do kỹ thuật chưa thuần thục nên việc ươm giống còn gặp nhiều khó khăn, thành công không lớn nên dự định mở rộng quy mô của ông Minh chưa thực hiện được.
"Khi đó, tôi mới được chuyển giao công nghệ, trong khi đó giữa lý thuyết và thực tế thường khác xa nhau nên thành công chưa lớn. Tôi chưa dám tính đến việc mở rộng quy mô mà vẫn mày mò làm rồi nghiên cứu, điều chỉnh phương pháp để giảm chi phí sản xuất", ông Minh kể lại.
Sau đó, ông Minh tìm được công trình nghiên cứu về việc ươm giống cá bống bớp của một chuyên gia tại Hải Phòng và nhận chuyển giao lại. Triển khai được một thời gian thì thấy hiệu quả rõ rệt, đến năm 2009 ông mở rộng trang trại, số lượng ươm tăng dần và chuyên môn hóa quy trình sản xuất.
Hiện trang trại của ông Minh rộng khoảng 3ha, trong đó diện tích đào ao chiếm khoảng 65%, còn lại là phần xây dựng các công trình và trồng cây ăn quả. Riêng hệ thống trại sản xuất giống rộng khoảng 1.000m2 với hơn 20 bể nuôi.
Ông cho biết cá bớp giống ươm trong khoảng 40 ngày thì được xuất bán. Hàng năm trang trại của ông sản xuất giống có hai vụ là vào khoảng tháng 3 âm và tháng 8. Trung bình, mỗi năm ông xuất ra thị trường khoảng 4-5 triệu cá giống mỗi năm, tùy thuộc vào nhu cầu thị trường.
Ngoài ươm giống, ông còn triển khai nuôi thành phẩm và phổ biến phương pháp cho bà con quanh vùng. Giá thành phẩm mặt hàng này thời điểm đắt thì vào khoảng 320.000 đồng một kg, khi rẻ cũng tầm 200.000 đồng.
Để giải quyết vấn đề về môi trường, ông Minh tiếp tục duy trì nuôi xen canh cá bống bớp và tôm. Hiện trang trại của ông thuê 2 cán bộ kỹ thuật, cùng nhiều nhân công là người thân, họ hàng.
Ông Minh cũng chia sẻ, mỗi năm, trang trại đạt doanh thu khoảng 3-3,5 tỷ đồng. Mặt hàng cá giống có thể cho lãi được 50% giá thành. Với cá thành phẩm và tôm thì mức lãi thấp hơn, khoảng 30-40%. Ông cho biết, nuôi cá bống bớp lấy thịt có ưu điểm là mức đầu tư không lớn, kỹ thuật cũng không quá phức tạp nên người dân Nghĩa Hưng triển khai khá nhiều. Mỗi ha ao một vụ thu được 3,5 đến 4 tấn cá thịt.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, không thuận lợi cho việc gieo cấy vụ lúa trên đất nuôi tôm. Thế nhưng, bằng kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất, ông Nguyễn Thanh Bình, ấp Tân Hoà và ông Mai Văn Quốc, ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, lại tiếp tục xuống giống thành công vụ lúa trên đất nuôi tôm.

Hiện gia đình chỉ mới thu bói một ít và đã bán với giá 7.500 đồng/kg cà phê tươi, cao hơn thời điểm này năm trước 2.000 đồng/kg. Ông Ki chia sẻ thêm, cũng như mọi năm vì quỹ đất của gia đình đã hết, không có đất làm sân phơi nên thường thu hoạch đến đâu thì sẽ bán ngay cho đại lý và cũng không ký gửi tại đại lý.

Hiện giá lúa khô tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long loại thường dao động 5.600 - 5.700 đồng/kg, lúa dài 5.750 - 5.850 đồng/kg. Dự báo hết năm 2014, sản lượng lúa thu hoạch của cả nước ước khoảng 25,48 triệu tấn, trong đó lượng lúa hàng hóa hơn 17 triệu tấn, tương đương hơn 8,5 triệu tấn gạo phục vụ xuất khẩu...

Hầu hết các hộ dân trong thôn đều phun thuốc diệt trừ sâu từ 2 - 3 đợt (mỗi đợt tiêu tốn khoảng 1 triệu đồng/ha), nhưng hễ lá non mọc lên thì sâu lại ồ ạt xuất hiện và ăn tiếp đến trơ trụi. Hiện chưa có biện pháp cứu hàng trăm hécta rừng thông còn lại đang khiến người dân ngày mỗi điêu đứng.

Trên địa bàn huyện hiện có 110 máy GĐLH, chiếm 50% tổng số máy toàn tỉnh; đảm bảo thu hoạch 65% diện tích lúa Đông xuân, 67% vụ Hè thu, 83% vụ Thu đông, giảm 3% lượng lúa thất thoát trong năm so cắt thủ công (tương đương gần 41 tỉ đồng). Lợi nhuận tính trên 1ha khi thu hoạch bằng máy GĐLH so với thu hoạch thủ công là 4,3 triệu đồng.